Chương 12: Đón Tết

Giao thừa đã đến, ngay cả thôn Kim Hải hẻo lánh cũng ngập tràn không khí năm mới. Mọi người nô nức lên thị trấn họp chợ, mua sắm đồ Tết, người đi làm ăn xa cũng dần trở về.

Mọi năm, Cố Ngôn đều đón Tết ở nơi khác, năm nay anh ở nhà, mợ anh muốn anh đến chỗ bà cùng ăn Tết.

Ngày hai mươi tám tháng Chạp, Cố Ngôn và Lâm Thừa cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Tóc Lâm Thừa hơi dài, Cố Ngôn tự tay lấy kéo tỉa bớt cho cậu, tuy không khéo như ở tiệm, nhưng trông cũng tạm ổn.

Sáng ba mươi Tết, Cố Ngôn đưa Lâm Thừa đi sắm đồ từ sớm.

Trên thị trấn người đông như kiến, chen chúc nhau chật cứng. Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều tranh thủ ngày này để đi dạo phố mua đồ. Người lớn mua đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo chân. Năm mới sắp đến, ai mà chẳng muốn có quần áo mới diện Tết.

Đứa trẻ nào chẳng mong Tết đến để được mua đồ mới?

Cả năm trời, có lẽ chỉ mong chờ đến dịp này.

Chen chúc qua dòng người đông đúc, cuối cùng cũng mua xong đồ Tết. Cố Ngôn mua thêm cho Lâm Thừa vài bộ quần áo.

Lâm Thừa có gương mặt sáng sủa, vóc dáng cân đối, cao một mét tám mươi bảy, chẳng khác nào một chiếc móc áo di động.

Cố Ngôn quàng chiếc khăn lên cổ Lâm Thừa, quấn hai vòng rồi thả hai vạt khăn xuống trước ngực. Màu đỏ rượu vang càng tôn lên làn da trắng và đôi môi đỏ mọng của Lâm Thừa.

Nửa khuôn mặt Lâm Thừa ẩn trong khăn, chốc chốc lại lộ ra chóp mũi, đôi mắt đen láy lanh lợi chớp chớp, hàng mi cong vút như đang trêu ghẹo trái tim Cố Ngôn.

Thêm nữa, Cố Ngôn mới cắt tóc cho cậu, mái tóc mềm mại rủ xuống trán, trông cậu càng thêm ngoan ngoãn.

Lâm Thừa nằng nặc đòi anh cũng phải đeo khăn, còn phải giống hệt của mình. Cố Ngôn nghĩ bụng, chẳng phải đồ đôi là đây sao? Thế là anh cũng mua cho mình một chiếc y chang.

Nếu không phải đồ đạc lỉnh kỉnh, sợ xách không xuể, Cố Ngôn còn muốn mua thêm nữa, chỉ muốn vơ vét hết cả cửa hàng. Lúc ra về, nhân viên cửa hàng cười tít cả mắt.

Đi dạo khắp con phố, lúc này đã trưa.

Cố Ngôn không về nhà, mà đến thẳng nhà mợ.

Vừa bước vào sân, đã thấy mợ đang đun nước, lát nữa sẽ làm thịt vịt.

Cậu mợ không ngờ Cố Ngôn lại đưa Lâm Thừa đến, nhất thời không được vui.

Trước đây, khi biết Cố Ngôn nhận nuôi một đứa ngốc, cậu mợ đã đến tận nhà, khuyên anh đừng lo chuyện bao đồng.

Cậu hết lời khuyên can, một mực phản đối việc làm của Cố Ngôn. Ai đời lại đi rước một đứa ngốc về nuôi? Tránh còn chẳng kịp!

Giờ thấy đứa ngốc đến, mợ không hài lòng nói:

"Tiểu Ngôn à, sao lại đưa cả thằng bé ngốc này đến?"

Cố Ngôn chỉ cười:

"Thừa Thừa cũng là người nhà, đương nhiên phải cùng nhau ăn Tết chứ ạ."

Ở nông thôn, người ta rất coi trọng chuyện may rủi, ngày Tết lại càng kiêng kỵ, mợ bĩu môi, không nói thêm gì nữa.

Ngày cuối năm, người ta làm thịt vịt chứ không giết gà, cậu bắt một con vịt béo, Cố Ngôn giúp giữ chặt, dao phay vừa lia một đường, máu tươi liền chảy vào bát đã chuẩn bị sẵn.

Vịt làm xong cho vào nồi hầm, Cố Ngôn định dán câu đối, Lâm Thừa cao ráo, chỉ cần kê ghế là có thể với tới đỉnh cửa, nên Lâm Thừa dán, Cố Ngôn đứng dưới xem đã ngay ngắn chưa.

Dán xong, Cố Ngôn liền khen, giơ ngón tay cái lên:

"Thừa Thừa giỏi quá! Dán đẹp lắm."

Vì được giúp đỡ, lại có cảm giác được tham gia, Lâm Thừa cười tươi rói.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!