Mùa đông ở miền Nam thường ẩm ướt và lạnh lẽo. Kỳ Đức Trấn là một thị trấn nhỏ thuộc một thành phố không mấy tên tuổi ở miền Nam Trung Quốc, vì gần biển nên cứ đến mùa đông là mưa phùn lại giăng kín lối.
Năm nay không hiểu sao, mưa cứ dai dẳng suốt cả tháng trời.
Ngoài trời, mưa bụi giăng mờ mịt. Cố Ngôn che ô, ngồi trên chiếc xe bò xóc nảy trên con đường đất lầy lội.
Chiều nay, Cố Ngôn nhận được tin bà ngoại ở một thôn cách đó không xa đột ngột qua đời. Chiều tối, cậu anh đến đón anh bằng chiếc xe bò cũ kỹ.
Từng cơn gió lạnh buốt thổi tới, Cố Ngôn vừa lầm bầm chửi rủa trong miệng, vừa kéo chặt chiếc áo khoác, hai hàm răng va vào nhau lập cập.
Con đường đất đỏ vốn đã khó đi, lại thêm mưa, bánh xe cứ trượt dài. Cố Ngôn sợ chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là chiếc xe bò sẽ lật nhào.
Mãi rồi cũng đến được nhà bà ngoại, Cố Ngôn suýt nôn thốc nôn tháo vì xóc. Phải, anh bị say xe, say cả xe bò.
Trời mưa bao giờ cũng bất tiện đủ thứ.
Người ta đã dựng sẵn một cái rạp lớn trước sân nhà. Dưới mái rạp, bàn ghế được kê ngay ngắn, họ hàng thân thích, bà con lối xóm, ai đến được đều đã có mặt để giúp đỡ.
Cố Ngôn đã từng trải qua chuyện này nhiều năm về trước, toàn bộ trình tự tang lễ anh đều thuộc nằm lòng. Nên làm gì, làm như thế nào, anh đều biết cả.
Bố mẹ Cố Ngôn đi làm ăn xa, không may gặp tai nạn giao thông trên đường về, mất ngay tại chỗ. Năm đó, anh mới mười bảy tuổi.
Ngày hôm ấy, lại đúng vào ngày anh thi đại học.
Tin dữ đột ngột khiến anh thi trượt, lỡ mất cơ hội vào đại học.
Thầy cô, bạn bè khuyên anh ôn thi lại, nhưng anh đã quyết định bỏ học. Năm mười bảy tuổi, anh khoác ba lô lên vai, một mình rời khỏi quê hương, đến những vùng đất xa lạ, bươn chải kiếm sống. Đó là lần đầu tiên anh rời xa quê nhà.
Bước vào trong nhà, Cố Ngôn đã nghe thấy tiếng khóc than ai oán của mấy cô, mấy dì.
Bên cạnh còn có mấy đứa em họ, tuổi còn nhỏ nên chưa hiểu chuyện, nhưng thấy người lớn khóc, chúng cũng biết là có chuyện buồn, đứa nào đứa nấy cúi gằm mặt, im thin thít.
Sự ra đi của bà ngoại không làm Cố Ngôn quá đau buồn. Từ sau khi mẹ mất, hai bên gia đình cũng không còn qua lại nhiều, tình cảm vì thế mà phai nhạt.
Nhưng nói không buồn thì cũng không đúng, dù sao đó cũng là một người thân đã rời xa anh.
Trên thế gian này, sẽ không bao giờ còn được gặp lại người đó nữa.
Tang lễ ở nông thôn phải mời thầy cúng đến làm lễ, tụng kinh, nhảy múa. Họ khoác lên mình những bộ áo quần kỳ quái, đeo mặt nạ quỷ dữ tợn, nhảy nhót thâu đêm.
Bận rộn đến tận khuya, Cố Ngôn thực sự mệt mỏi rã rời, hai mắt díu cả lại, nhưng vẫn phải cố gắng gượng.
Sáng hôm sau, đến giờ đưa tang.
Trời vẫn mưa không ngớt, không khí ảm đạm càng khiến cho tang lễ vốn đã nặng nề lại càng thêm u buồn.
Đoàn người đưa tang dài cả trăm mét, người khiêng quan tài, người niệm kinh, người gõ mõ, người rải tiền vàng, người đốt pháo, tiếng khóc than vang vọng không dứt. Cứ một lạy, một vái, một tiếng pháo nổ, cho đến khi người đã khuất được an táng dưới lòng đất lạnh.
Từ trên núi trở về thì đã trưa. Cố Ngôn định bụng sẽ về nhà ngay, vì cũng không còn việc gì cần đến anh nữa. Nhưng cậu mợ anh cứ nài nỉ mãi, nói anh đã cất công đến tận đây rồi, thì cứ ở lại chơi vài ngày, tiện thể hàn huyên tâm sự, cho các em út có cơ hội gần gũi anh trai.
Chúng nó quý anh lắm đấy.
Cố Ngôn nghĩ thầm, tình cảm gì nữa chứ? Bao nhiêu năm rồi không gặp. Hơn nữa, tuổi tác cách biệt cũng không ít, người ta thường nói ba năm là một thế hệ, bọn họ còn cách nhau đến mấy thế hệ là đằng khác.
Cuối cùng, không nỡ từ chối sự nhiệt tình của cậu mợ, Cố Ngôn đành ở lại.
Ngày hôm sau, Cố Ngôn rảnh rỗi, bèn đi dạo loanh quanh trong thôn. Thực ra thì cũng chẳng có gì để mà dạo, Cố Ngôn cứ thế đi một vòng quanh làng.
Tính ra, từ sau khi mẹ mất, Cố Ngôn đã hơn sáu năm không về lại nơi này.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!