Chương 12: Đại trận mộc nhân

A Lang là người đi cuối đoàn, trong nháy mắt lúc tôi và An quay người lại, phía sau A Lang bỗng có thêm một cây cột dựng đứng. Nhìn kĩ lại thì lần này thực sự là một con trăn khổng lồ, nó to gấp đôi con trăn bị A Lang cắt cổ ngoài cửa hang vực thác.

Trông thấy sự hoảng hốt trên mặt tôi, A Lang quay người lại phía sau thì con trăn đã mổ xuống, phản xạ nhanh như chớp, hơi lách người ra để tránh cú táp trực diện vào đầu làm A Lang loạn choạng.

Con trăn không bỏ qua cơ hội tốt, nó vặn mình quật phăng anh ấy xuống dòng nước xiết tối đen bên cạnh thạch đạo rồi phi xuống theo. Mọi chuyện xảy ra trong tích tắc, mãi đến khi nghe thấy tiếng ùm ùm lớn, giáo sư Minh và A Lủ mới quay lại nhìn thì đã không còn thấy A Lang đâu nữa rồi.

- Có chuyện gì xảy ra vậy, A Lang rơi xuống nước à?

- A Lủ hỏi tôi.

Lúc này cả tôi và An vẫn chưa hết kinh hoàng, miệng khô không khốc rồi cứ như bị á khẩu, không thể nói bất kỳ lời nào.

Bóng đêm làm con người ta rất dễ tuyệt vọng, An quỳ phịch xuống đất, hai mắt đỏ hoe ngân ngấn nước mắt chỉ trực trào ra, tôi cũng không còn đứng vững được, chuyện xảy ra hết sức bất ngờ, mãi một lúc sau mới định thần được để kể lại cảnh tượng chúng tôi trông thấy.

Nghe xong câu chuyện cả đoàn đều bần thần, từ lúc khởi hành chuyến thám hiểm, có A Lang bên cạnh chúng tôi cảm thấy an tâm rất nhiều, vô cùng tin tưởng vào anh ấy, cùng nhau vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy bên lằn ranh sống chết mong manh mà bây giờ chưa một lời từ biệt đã bỏ chúng tôi đi mất rồi.

A Lủ là người lạc quan nhất trong đoàn mà lúc này cũng không thể giấu được vẻ mặt buồn bã, thậm chí nó còn nói hay là cả đoàn bỏ cuộc tìm kiếm, quay lại thôi.

- Bây giờ không có A Lang dẫn đường, quay lại cũng chưa chắc đã có thể ra khỏi rừng núi chập trùng. Hơn nữa A Lang rớt xuống nước còn chưa biết sống chết thế nào, chúng ta không thể bỏ mặc anh ấy được.

- Tôi quyết đoán.

Giáo sư Minh tiếp lời:

- Nghe tả con trăn lớn như thế, có thể là con cái cùng một cặp với con bị giết. Giống trăn cái bao giờ cũng to lớn và hung dữ hơn nhiều. Thiên nói đúng, bây giờ chỉ có cách tiếp tục tiến lên thôi. Phải rồi, lúc nãy sao cậu và An đang đi đột ngột dừng lại, phía trước còn có chuyện gì?

- Phía trước hình như có người ba à!

- An trả lời thay tôi.

- Có người???

A Lủ và giáo sư cùng trợn mắt, tôi nói rằng quả thật không chắc lắm, nhưng dưới ánh sáng cực hạn chế của đèn pin trong động ngầm đen tối, quả thật đã nhìn thấy lố nhố những bóng người xếp hàng ngay phía trước. Muốn biết thật giả thì dễ thôi, đi thêm mấy bước là rõ.

Chúng tôi xốc lại tinh thần, trong đầu nhủ thầm phải thật cận thận rồi chầm chậm tiến từng bước một trên thạch đạo. Không khí lúc này thật nặng nề, không ai dám thở mạnh, tôi đi trước, lấy thêm một cây đèn pin cầm tay từ ba lô của An để soi cho rõ hơn.

Tiến sát đến gần những bóng người, cả đoàn mới vỡ lẽ hóa ra đây là những bức tượng binh lính được dựng đứng theo hàng lối hai bên thạch đạo hẹp có khoảng cách với con đường tầm hai mét. Cảm thấy an toàn, tôi mới để giáo sư lại gần xem xét. Ông rọi đèn pin quét qua bức tượng đầu tiên rồi nói:

- Là binh lính thời Lý, những bức tượng này được tạc theo mẫu binh lính Đại Việt thời xưa. Mọi người cùng xem này.

Theo ánh đèn của giáo sư, chúng tôi quan sát kĩ hơn. Những bức tượng được tạc từ gỗ, không biết vùng này ngày xưa có loại gỗ gì mà có thể tồn tại cả ngàn năm không có dấu vết hư hao như thế này. Khuân mặt bức tượng được tạc rất có hồn với thần thái nghiêm trang, uy nghi lẫm liệt.

Nếu gắn cho các bức tượng này một bộ râu dài thì trông không khác gì tượng ông Quan Công trong nhà chúng tôi. Các bức tượng có kích thước bằng một người bình thường, đứng theo thế xếp hàng nghiêm, một tay cầm kiếm, một tay đặt lên vỏ kiếm như sẵn sàng chiến đấu.

Vừa nhìn thấy những khớp nối trên tay chân và hông bức tượng, A Lủ vội bảo chúng tôi:

- Mọi người cẩn thận, lùi lại nhanh.

Chúng tôi dù chưa hiểu có chuyện gì, nhưng qua chuyện của A Lang vừa rồi, vội lùi lại về sau mấy bước. Nó tiến lên rọi rọi đèn pin, xem hết một lượt rồi hỏi tôi:

- Thiên, mày thấy những bức tượng này giống cái gì?

- Giống người, giống binh lính nhà Lý, giáo sư nói rồi đó thôi? 

- Người cái đầu mày, xem các khớp nối đi, tao nghĩ đây là mộc nhân đó!

Lúc này tôi mới để ý, thầm trách mình sao không nghĩ ra sớm chứ. Hàng ngày chúng tôi đều được tập Vinh Xuân với mộc nhân, nhưng hình dáng thô lỗ của mộc nhân ở nhà làm tôi không thể nào liên tưởng được.

Mộc nhân hay còn gọi là mộc nhân thung, là một công cụ luyện tập hữu ích trong một số môn võ thuật. Nó mô tả lại các thế đánh hay phản xạ của con người, mô phỏng quá trình thực chiến cho các võ sinh dễ hình dung và cảm nhận hơn.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!