Chương 47: Có những vết thương mãi mãi không lành (sửa)

Tôi nấc lên, gật đầu một cách khó khăn:

Ừm.

Anh ôm tôi vào lòng, nhiệt độ ấm nóng từ cơ thể anh truyền đến, dù cách một lớp quần áo vẫn ấm tận tâm can. Mắt tôi như cái vòi nước hỏng van, nước mắt cứ thế trào ra, không làm cách nào ngăn lại được.

Tôi vùi đầu vào vai anh, cắn chặt răng, ép mình không khóc ra tiếng.

Không sao rồi. Anh xoa đầu tôi, giọng nói đong đầy nỗi thương xót, Tớ đây rồi.

Lời nói của anh như chạm phải cái công tắc nào đó, tôi nấc lên, sau đó không kìm được mà òa khóc nức nở. Khóc cho những tủi hờn ấm ức đè nén suốt mấy năm nay, khóc vì tôi biết nước mắt đã có nơi gửi nhờ.

Anh nửa ôm nửa bế, đưa tôi vào trong nhà.

"Công Trường... Tớ... hồi đó... hức..." Tôi níu áo anh, muốn kể cho anh nhiều thứ, nhưng chỉ phát ra được những âm tiết vụn vặt.

Tớ đây. Trường vuốt dọc lưng tôi, anh rót cho tôi một cốc nước ấm.

Tôi không nhận lấy cốc nước, nghẹn ngào gọi tên anh:

Trường...

Ừ, tớ đây rồi mà. Anh đưa nước lên trước miệng tôi, ánh mắt lộ rõ sự lo lắng, Cậu uống nước đi.

Lần này tôi không kháng cự nữa, ngoan ngoãn nhận lấy cốc nước, uống một hơi hết non nửa cốc. Cả người tôi dần ấm lên, tâm trạng cũng bình tĩnh trở lại.

Tôi sụt sịt, ngước mắt nhìn anh:

"Tớ kể cho cậu nghe, cậu hứa phải bình tĩnh nhé."

Bố của bác họ là anh ruột của ông ngoại tôi, nhà của ông họ ở làng bên, cách nhà ông bà tôi khoảng nửa cây số. Lúc tôi còn nhỏ, tôi sống ở Hải Phòng với mẹ, mỗi năm chỉ về thăm ông bà hai lần. Thi thoảng, tôi có gặp gia đình bác họ vào dịp Tết, mẹ con tôi và nhà bác cũng không quá thân thiết.

Năm tôi thi đại học, bỗng dưng vợ bác chủ động gọi điện hỏi thăm tình hình thi cử của tôi và thuyết phục mẹ tôi cho tôi đến ở nhà bác.

Mẹ tự quyết định hết mọi chuyện, đến bữa cơm mới thông báo cho tôi.

"Mày qua nhà bác ở tao cũng đỡ lo, con gái con đứa ở ngoài không an toàn, một mình mày trên đấy biết đường nào mà lần.

Tao nói chuyện với bác rồi, nhà bác còn thừa một phòng không dùng, bao giờ lên Hà Nội tao lắp camera trong phòng mày, mày cứ liệu hồn đấy, đừng có tưởng đi học xa, khuất mắt tao rồi muốn làm gì thì làm.

"Mẹ gắp cho tôi một miếng cá, lầm bầm,"Bác không lấy tiền phòng với tiền ăn thì ở nhà chịu khó mà dọn dẹp nấu nướng, dạy học cho em họ.

"Tôi nghĩ đến ánh mắt nhơ nhuốc bệnh hoạn của con trai bác họ cứ dán chặt vào tôi mỗi khi gặp nhau, bàn tay cầm bát khẽ run. Tôi cắn môi, lí nhí phản đối:"Lớp con cũng có vài bạn nữ học trên Hà Nội, con thuê trọ cùng các bạn cũng được, không cần làm phiền bác..."

Mẹ tôi đột ngột sa sầm mặt, nện mạnh đũa xuống bàn, mắng tôi xối xả. Kết quả lúc nào cũng vậy, tôi luôn luôn là người thua cuộc. Tôi vẫn còn áy náy vì giấu mẹ đổi nguyện vọng đại học, cho nên tôi không dám chống đối mẹ thêm nữa, mà tôi cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

Tôi biết nếu ở với bác mẹ sẽ đỡ được rất nhiều tiền, mẹ chịu chi trả học phí cho tôi đã là sự nhượng bộ lớn nhất rồi.

Thời gian đầu, bác gái rất niềm nở với tôi, bác tôi thì đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, điều khiến tôi thấy khó chịu duy nhất có lẽ là ánh mắt kỳ lạ của em họ.

"Nhưng cũng chỉ được vài hôm đầu thôi."

Tôi cười mỉa mai, rúc vào lòng Trường,

"Tớ bắt đầu bị đẩy rất nhiều việc, gần như phải lo hết mọi chuyện trong nhà: nấu ăn, giặt quần áo, quét dọn, rửa bát... Đến tối phải dạy kèm cho con trai bác nữa. Hôm nào tớ học liên tiếp nhiều ca, buổi trưa mà không về nấu cơm dọn dẹp được còn bị bác gái tỏ vẻ không hài lòng."

Anh nhíu mày, bất bình thay tôi:

"Người ta thuê giúp việc toàn thời gian, bao ăn bao ở còn phải trả 7-8 triệu một tháng, đằng này cậu kiêm luôn gia sư miễn phí cho thằng kia, làm gì còn thời gian nghỉ ngơi nữa, cậu lên Hà Nội để học chứ có phải để làm giúp việc *** đâu. Cậu có nói chuyện với mẹ không?"

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!