Tôi nói với Vương Hữu Phúc rằng hắn ta không thể làm ở sở chiêu đãi số một của Ủy ban Cách mạng huyện đến hết năm nay, là dựa vào thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Trong đại hội đó, phương châm lý luận thực tiễn trước đó sẽ chính thức bị phủ định.
Ai ngờ lần tính toán này của tôi quá cứng nhắc. Đến tháng sáu, tình thế thay đổi hoàn toàn.
Biểu hiện của Nghiêm Ngọc Thành và cha ở sở chiêu đãi huyện khiến Vương Bổn Thanh vô cùng tức tối. Nói là cách ly thẩm tra, bản tự kiểm điểm của hai người này chưa có lấy một chữ, hằng ngày tranh luận với các cán bộ trong tổ, đến độ làm cho người ta á khẩu không trả lời được.
Các cán bộ ở đó bất đắc dĩ đành phải mời tổ trưởng Ngô Thu Dương đích thân ra mặt, nhưng tình hình cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
Tổ trưởng Ngô là cán bộ lão làng của tổ chức, từng bước đi lên chức tổ trưởng này từ cơ sở, kinh nghiệm vô cùng phong phú. Nhưng trình độ văn hóa không cao, nói đến trình độ lý luận, còn kém xa Nghiêm Ngọc Thành và cha, thậm chí còn không bằng một số cán bộ trẻ ở trong tổ.
Trịnh Hưng Vân công tác trong phòng nhân sự của Ủy ban Cách mạng huyện, Ngô Thu Dương là tổ trưởng tổ này, ngày thường bị coi là người của phe Vương Bổn Thanh. Chủ yếu là bởi vì Ngô Thu Dương là do Vương Bổn Thanh đề đạt, là con cờ dùng để kiểm soát Trịnh Hưng Vân.
Nhưng con người Ngô Thu Dương chính trực, lại là con cháu của huyện Hướng Dương, vì thế Nghiêm Ngọc Thành và cha đều kính trọng ông ấy, chưa từng ngoa ngôn trước mặt ông ấy. Khi nói chuyện với Ngô Thu Dương, giống như là đàm đạo với tinh thần đồng chí vậy.
Qua vài lần nói chuyện, Ngô Thu Dương dường như bị Nghiêm Ngọc Thành và cha thuyết phục. Đến sau này, mỗi lần Ngô Thu Dương đến sở chiêu đãi, cơ bản đều là nói chuyện phiếm, tán dóc, khảng khái vứt chuyện tranh luận về lý luận ra khỏi đầu.
Tình huống này, Vương Bổn Thanh không hề hay biết.
Cơ hội lập công tốt như vậy, lại không ai giành lấy. Có thể thấy quan niệm của các cán bộ huyện Hướng Dương cũng đang thầm thay đổi.
Nhưng Vương Bổn Thanh hiển nhiên không chấp nhận chuyện Nghiêm Ngọc Thành và Cha rỗi rãi trì hoãn hình phạt, đưa ra thông điệp cuối cùng qua Ngô Thu Dương.
Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1978, Ngô Thu Dương tới sở chiêu đãi, phá lệ triệu tập Nghiêm Ngọc Thành và cha lại cùng với sự tham gia của thư ký của Vương Bổn Thanh và một số các cán bộ trong tổ khác, nghiêm túc truyền đạt thông bảo của Ủy ban Cách mạng huyện Hướng Dương tới hai đương sự đang bị cách ly thẩm tra.
"Nếu đồng chí Nghiêm Ngọc Thành và đồng chí Liễu Tấn Tài kiên quyết giữ quan điểm chính trị sai lầm, không có nhận thức tỉnh ngộ với những sai lầm nghiêm trọng đã phạm phải, không viết báo cáo tự kiểm điểm trước ngày mùng 5 tháng 6, Ủy ban Cách mạng huyện Hướng Dương sẽ đưa ra xử lý kỷ luật với hai đồng chí, khai trừ khỏi Đảng, bãi bỏ chức vụ!"
Cuối cùng cũng đến đỉnh điểm rồi.
Sắc mặt Nghiêm Ngọc Thành và cha đều trở nên nghiêm trọng.
Trong lòng Ngô Thu Dương hiểu rõ, Vương Bổn Thanh như ngày hôm nay cũng không còn đường lùi, đã nhỡ leo lên lưng cọp, buộc phải thao túng, ép Ủy ban Cách mạng huyện thông qua quyết định khai trừ Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tấn Tài.
"Ông Nghiêm, ông Liễu, tôi thấy, hay là hai ông viết bản kiểm điểm đi…"
Bí thư của Vương Bổn Thanh chợt nhìn Ngô Thu Dương một cách kỳ lạ, vị tổ trưởng này, sao lại giống như đang cầu xin hai người phạm tội cấp dưới kia vậy?
Nghiêm Ngọc Thành và cha nhìn nhau, hít một hơi thật sau, nói: "Tổ trưởng Ngô, đây không phải là sự tranh chấp của ý kiến cá nhân. Tôi với đồng chí Vương Bổn Thanh, không hề có ân oán riêng tư. Đây là sự tranh chấp của chân lý, sự tranh chấp của đường lối, không thể có chuyện thỏa hiệp!
Vương Bổn Thanh có thể khai trừ Đảng tịch và chức vụ của chúng tôi, thậm chí có thể cho chúng tôi vào nhà giam, nhưng bắt chúng tôi từ bỏ chân lý và chính nghĩa, tuyệt không thể nào!"
Ngô Thu Dương gật đầu hiểu tâm ý ấy, bắt tay tạm biệt Nghiêm Liễu hai người.
Sáng ngày mùng 5 tháng 6, Ngô Thu Dương một lần nữa tới sở chiêu đãi.
Nghiêm Ngọc Thành và cha ăn mặc chỉnh tề, đang ngồi đợi quyết định cuối cùng của Ủy ban Cách mạng huyện.
Thấy Ngô Thu Dương từ xa đi tới, Nghiêm Ngọc Thành cười với cha nói:
"Không ngờ tên tiểu tử nhà ông lại nói đúng."
Cha cũng mỉm cười: Đúng vậy.
"Tấn Tài, thế sự vô thường, tôi vốn định xin lỗi ông…"
"Ôi, ông đừng nói với tôi những lời xin lỗi làm gì… Đều xuất thân từ nông dân, về nhà cầy ruộng cũng không chết đối được!"
"Cái chì chết đói với không chết đói thế? Ai chết đói rồi?"
Ngô Thu Dương cười ha hả tiếp lời.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!