Chương 34: Đại biểu nhân dân (1)

Thoáng chốc đến tháng 3 năm 1978, từ lúc xuyên thời gian trở về cũng đã gần một năm rưỡi. Ngoài việc nhồi thêm được một chút Anh văn, đơn từ tiếng Nga và Tử viết Thi Vân (Những lý luận Nho giáo) vào trong đầu, còn lại không có gì khác biệt.

Vì không ở trong Công xã, cũng không thể tiếp tục giúp Phương Văn Dịch sửa điện vô tuyến, tài nguyên cạn kiệt, khiến tôi buồn rầu một chặp.

"Tổng tài sản cá nhân" không đến mười đồng của tôi sau khi mua được vài xu minh tiền chỉ còn lại năm đồng, thất thoát vô cùng lớn.

Khiến tôi không thể không thắt chặt nguồn vốn, tiết kiệm nguồn chi, không dám tiêu một xu nào hết.

Trước khi đi xuyên thời gian đã gặp phải khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù ông chủ chưa cắt giảm nhân công, nhưng cũng bóc lột tàn nhẫn tiền lương của công nhân viên chức chúng tôi, trên có người già dưới có trẻ nhỏ, tiền bạc vô cùng khó khăn, dùng một câu tục không thể tục hơn để miêu tả là

"Chỉ hận không thể bẻ đôi một xu ra mà tiêu hai lần", ai ngờ sau khi xuyên thời gian còn thảm hơn, bẻ thành hai nửa để tiêu rồi cũng vẫn phải tiêu, hiện tại tôi tưc không dám động tới.

Thật khốn nạn!

Người ta cả đời nghèo khó khổ sở, còn tôi, hai đời cũng chưa từng hoang phí xa xỉ, làm gian thương một chút cũng không quá đáng chứ?

Cha càng ngày càng nhàn rỗi, thậm chí bị Nghiêm Ngọc Thành lôi ra bờ sông, hồ nước ngồi mấy lần, cũng không biết là câu cá hay câu tuyết, dù sao cũng chưa từng nhìn thấy bóng dáng con cá nào, còn cảm thì bị một lần.

Không cần biết có câu được cá hay không, tôi rất ủng hộ cha đi câu cá. Nguyên nhân trước đây đã từng nhắc đến, câu cá có thể giúp ổn định lại tâm trạng bực bội. Cha muốn tiếp tục lăn lộn trên chốn quan trường, việc thay đổi này buộc phải hoàn thành.

Tính cách của cha và Nghiêm Ngọc Thành có chút trái ngược, rất khó để bổ sung bù đắp lẫn nhau.

Tháng 3, huyện Hướng Dương sắp tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân. Trong thời kỳ Đại Cách mạng, rất nhiều chuyện lộn xộn, chế độ Đại hội Đại biểu nhân dân phải hứng chịu những công kích nhất định, nhưng việc liên quan đến thể chế chính trị căn bản của quốc gia, nên vẫn kiên trì tới bấy giờ.

Đại hội Đại biểu Nhân dân hàng năm đều là bữa tiệc lớn của chính đàn huyện Hướng Dương. Nếu không bị hình phạt đình chức, Nghiêm Ngọc Thành chắc chắn sẽ được bầu làm đại biểu Nhân Đại (Thành viên của đại hội đại biểu nhân dân các cấp).

Tên cha bị xếp dưới cùng, chưa chắc đã được bầu vào, những cũng rất có hy vọng.

Nhưng bây giờ thì chắc chắn là không còn hy vọng gì rồi.

Thấy cha ngoài mặt nhàn rỗi, bên trong vô cùng lo lắng, tôi rất muốn nói với ông ấy, muộn nhất đến tháng năm tháng sáu, văn bản nổi tiếng

"Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý" sẽ phát hành.

Đến lúc đó, tình cảnh khó khăn của Nghiêm Ngọc Thành và cha không lập tức thay đổi triệt để thì tối thiểu cũng không còn ở thế cô lập.

Chu tiên sinh từng nói, người theo con đường chính trị, cần phải nắm rõ đại cục biết tiến biết thoái, lúc quan trọng cần bước mạnh về phía trước. Những lời này rất có ý nghĩa, nhưng vẫn chưa toàn diện.

Vẫn còn một loại bản lĩnh nữa mà người theo con đường chính trị buộc phải trang bị đó chính là nhẫn nhịn!

Chịu được những điều người thường không chịu được, có thể tạo dựng được đại nghiệp người thường không tạo dựng được.

Chỉ là tạm thời đình chức, lương vẫn nhận như vậy.

Nếu chút uất ức này cũng không chịu được thì tôi thấy cha trở về làm thợ sửa chữa còn hơn.

Nghĩ thấu được điều này, tôi ổn định tâm lý, không còn lo lắng cho cha nữa.

Nhưng việc tôi không lo lắng là một chuyện, vẫn còn người khác lo lắng.

Người đó chính là bác Năm, đồng chí Bí thư Chi bộ đại đội Liễu Gia Sơn Liễu Tấn Văn.

Bác Năm và cha tuy là anh em trong họ, nhưng nếu xét kỹ thì phải cách nhau đến 6 đời. Quan hệ thường nhật cũng không hề thân thiết. Chỉ là từ khi cha nhậm chức phó chủ nhiệm Công xã Hồng kỳ, thái độ bác Năm hoàn toàn thay đổi.

Không phải bác Năm là kẻ tiểu nhân trục lợi, ngược lại, là người vô cùng chính trực. Bác xem trọng cha là vì cảm thấy cha là hy vọng của cả gia tộc họ Liễu. Nếu như cha thực có thể trở thành lãnh đạo lớn của giới chính trị, việc chấn hưng gia tộc họ Liễu có thể tính toán được.

Là người đứng đầu dòng họ, bác Năm luôn coi việc chấn hưng dòng họ là việc lớn hàng đầu.

Không ngờ đường công danh của cha vô cùng trắc trở, đình chức liền một hơi hơn nửa năm. Bác Năm vô cùng lo lắng. Nhưng ông ấy chỉ là Bí thư đại đội, đến một chức quan nhỏ cũng không bằng, gặp chuyện như thế này chỉ có thể sốt ruột mà thôi.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!