Tin xấu bỗng nhiên ập tới, chẳng ai có chuẩn bị gì.
Thoáng chốc đã đến cuối năm 1977, một ngày nữa là đến sinh nhật bà ngoại rồi, mẹ xin nghỉ việc, vội chạy về từ xã Liên Hoa, dự định đặt mua vài món ăn cùng với cha, để ngày hôm sau mang về Liễu Gia Sơn.
Không phải là mừng thọ tuổi tròn, vì thế mọi người không dự định làm lớn. Huống hồ khi đó, lãnh tụ vĩ đại còn không tổ chức lễ mừng thọ, người dân bình thường càng không dám làm. Cũng chỉ mua chút thịt gà thịt dê, lòng mề gì đó, đủ vài bàn, mấy cô chú dắt con nhỏ đến chung vui.
Vì ông nội bà nội tôi qua đời sớm, vì thế ông bà ngoại vốn dĩ ở nhà bác cả nay chuyển về nhà tôi, giúp đỡ chăm lo mấy chị em tôi. Hôm nay bà mừng sinh nhật, các bác lại phải đến đây.
Cha và mẹ vừa cầm ít tiền, cười cười nói nói bước ra, Trương Mộc Lâm liền vẻ mặt nghiêm nghị bước đến.
Tôi nhảy chân sáo theo sau cha mẹ. Trở về thời trẻ con, có một cơ thể của con nít, lại suốt ngày chơi với mấy bạn đồng lứa, tự nhiên tâm tính cũng trẻ hẳn ra. Việc nhảy chân sao này, hoàn toàn là phản ứng tự nhiên. Dù cho tôi bao nhiêu tuổi, nhưng trong lòng cha mẹ, tôi vẫn mãi là một đứa trẻ con.
Thấy vẻ mặt của Trương Mộc Lâm, tôi bỗng giật thót lên, mất cả hứng.
Những điều nên đến rồi cuối cùng cũng sẽ phải đến!
Chu tiên sinh nỗ lực động viên cha và Nghiêm Ngọc Thành giữ vững lập trường, đáng lẽ ra có ý là kiếm đi lệch mũi, tất nhiên đại bộ phận xuất phát từ cái ngạo khí của phần tử trí thức, nhưng cũng không thể phủ nhận được, cũng bao hàm cả việc đánh cược một phen.
Tôi cũng đóng vai trò trợ giúp. Đến ngày hôm nay nhìn lại, đại cục của lịch sử không vì một người vượt thời gian nhỏ bé như tôi mà thay đổi.
Dù tôi cũng biết rằng, nhiều nhất là tầm 1 năm, phương châm lý luận hiện thời sẽ bị phủ nhận, những khó khăn mà Nghiêm Ngọc Thành và cha đang phải chịu sẽ theo đó mà thay dổi. Nhưng rốt cuộc thay đổi đến mức độ nào, tôi không thể nào lường trước được.
Quan trọng nhất là, trước mắt vẫn chưa biết huyện sẽ xử lý cha thế nào.
Thấy Trương Mộc Lâm như vậy, chẳng có gì tốt đẹp rồi.
Thấy cha, Trương Mộc Lâm nhếch mép, dường như muốn rặn ra một nụ cười, nhưng cuối cùng vẫn cười không nổi.
"Đồng chí Tấn Tài, bộ trưởng Ngô của bộ tổ chức huyện muốn nói chuyện với anh, mời anh đi theo tôi."
Từ trước tới giờ chưa bao giờ thấy Nghiêm Ngọc Thành nghiêm túc như vậy, dùng cách hết sức chính thức để nói chuyện với mình, cha bỗng thấy hơi bất ngờ, nhưng rất nhanh liền trấn tĩnh lại, quay người nói với mẹ:
"Bà dắt Hóa Tử đi mua rau trước đi, tôi đi một lúc rồi về ngay."
Cha phản ứng như vậy, tôi thầm tán dương trong lòng.
Cha trong kiếp trước, dù nho nhã lịch sự, nhưng lai thiếu bình tĩnh. Thái độ bình tĩnh này, là thứ mà người làm chính trị không thể thiếu.
Làm một ông phó chủ tịch chỉ mới được hơn năm, cha đã có cái quyền uy của người làm quan rồi.
Nhưng thái độ của mẹ mới làm tôi kinh ngạc không ngớt. Không ngờ bà còn bình tĩnh hơn cha, như không có chuyện gì vậy, cười nói:
"Ông đi đi, việc ở nhà không phải lo đâu." Thậm chí bà còn chào Trương Mộc Lâm.
Tính tình của mẹ thường ngày đều rất sốt sắng, nhưng không ngờ lúc gặp chuyện, lại có thể trấn tĩnh thế. Hỳ hỳ, thật ngưỡng mộ!
Thái độ ung dung của cha và mẹ làm tôi cũng bĩnh tĩnh lại. Thật là, vẫn chưa biết bộ tổ chức muốn nói gì với cha kia mà, lo lắng gì cơ chứ?
Tôi không rõ cái ông bộ trưởng Ngô của bộ tổ chức huyện là chính hay là phụ, cách xưng hô trên chốn quan trường, thường thường sẽ bỏ đi chính hoặc phụ.
Đương nhiên, nếu phó thư ký họ Trịnh hoặc chủ nhiệm chính họ phó thì miễn bàn. (Trong tiếng Hán, họ Trịnh phát âm giống chữ chính và họ Phó phát âm giống chữ phụ, đây là lối chơi chữ của tác giả)
"Mẹ ơi, bộ trưởng Ngô là chính hay là phụ vậy ạ?"
Mẹ đang mải suy nghĩ, liền đáp:
"Là chính. Bộ trưởng Ngô, Ngô Thu Dương của bộ tổ chức….Ý, Tiểu Tuấn, con hỏi chuyện này để làm gì?"
Nếu là cha thì cha sẽ không phản vấn tôi như vậy.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!