Kế hoạch nuôi cá trong ruộng tất cả đều thuận lợi, cá chép giống, cá diếc giống của các đại đội đều giống như kẻ hèn này, sinh trưởng một cách khỏe mạnh.
Nhìn thấy cá trong ruộng kết thành bầy đàn bơi qua bơi lại, bà con nông dân mặt mày rạng rỡ, hết lời khen chủ nhiệm Nghiêm, chủ nhiệm Liễu của hợp tác xã. Nhưng lại có rất ít người biết, những ngày tháng của chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu quả thật có chút không dễ dàng chút nào.
Ngày 7 tháng 2 năm 1977, trong bài xã luận của các tờ báo , , đề xuất ra phương châm lí luận mới.
Nói đến thì vẫn là
"Cứ hễ là quyết sách được lãnh tụ làm ra, chúng ta đều kiên trì thực hiện, cứ hễ là chỉ thị của lạnh tụ, chúng ta đều trước sau như một mà tuân theo".
Ở kiếp trước, tôi không quan tâm đến chính trị lắm. Lí do rất đơn giản__không đến lượt mình. Tôi, một thằng làm thuê giai cấp thảo căn, không có cái tư cách luận bàn chính trị đó.
Tuy nhiên cái phương châm lí luận này, tôi ít nhiều cũng biệt một chút. Chỉ cần là người sống lại từ cái thời đấy, không phải là kẻ đần độn ngốc nghếch thì đều đã được nghe qua. Chuyện này có động tĩnh cực lớn, trực tiếp gây nên những cuộc thảo luận lớn về tiêu chuẩn chân lí khắp cả nước.
Tôi chỉ là không ngờ được, việc này cũng ảnh hưởng đến chủ nhiệm Nghiêm và bố tôi.
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban cải cách hợp tác xã, he he, cấp độ sai khác nhau già quá nhỉ?
Do đó tôi căn bản không nghĩ về phương diện này, giống như toàn thể già trẻ lớn bé của đại đội Liễu gia sơn, ngày đem ngóng chờ cá trong ruộng lớn nhanh một chút. Ngoài ra, còn có việc đều đều theo học Chu tiên sinh.
Cho đến tận khi chủ nhiệm Nghiêm và bố tôi dắt tay nhau đến tìm Chu tiên sinh bàn chuyện tôi mới biết được chút manh mối.
Gặp phải các vấn đề chính trị lớn, mẫn cảm, hai vị chủ nhiệm thường sẽ đến tìm Chu tiên sinh để nói chuyện, dần dần hình thành nên một kiểu thói quen.
Điểm này thì tôi không hiểu cho lắm.
Chu tiên sinh tuy là một người thầy giáo tốt, nhưng chưa chắc đã là một chính khách giỏi. Ông ấy học thức uyên bác, cương trực thẳng thắn, đáng để kính phục. Nhưng điều có không hoàn toàn có nghĩa là ông ấy có thể nắm vững được phương hướng của thời cục. Nếu không thì cũng không lưu lạc ở đây.
Xin ông ấy chỉ giáo những vấn đề về chính sách, liệu có dẫn vào con đường sai lầm không đây?
Tôi vẫn là có chút cảm thấy lo lắng thay cho chủ nhiệm Ngiêm và bố tôi.
Nghĩ một chút thì thấy cũng khó trách được, bạn bè thân thích rồi đồng nghiệp của hai người cộng tất cả lại, cũng tìm không ra người có học vấn hơn Chu tiên sinh, gặp phải khó khăn, không tìm Chu tiên sinh thì còn tìm ai đây?
Đương nhiên, tôi không phải là thần tiên, làm sao mà biết ngay được chủ nhiệm Ngiêm với bố tôi đến tìm Chu tiên sinh là để làm gì. Nhưng khi họ nói chuyện tôi nhất định sẽ đứng bên cạnh để hóng chuyện, thành ra họ cũng quen rồi.
Cũng không biết bắt đầu từ lúc nào, khi đến thăm Chu tiên sinh họ đều mang một ít thức ăn đến. Lần này đem đến là một cái đầu lợn và một bình rượu nếp.
Nhìn thấy cái đầu lợn đó, hai mắt tôi sáng lấp lánh, nước bọt ứa ra. Thịt thủ lợn, đúng là món đồ hay a, lúc còn trẻ ở kiếp trước, một mình tôi có thể tiêu diệt nguyên một cái thủ lợn.
Chủ nhiệm Nghiêm cười hi hi nói:
"Thằng nhóc này, đói con mắt rồi phải không? Xem như là bá bá thưởng cho ngươi nha."
Tôi bĩu bĩu môi, nói:
"Bá bá làm việc thật chả ra làm sao cả. Rõ ràng là đến thăm tiên sinh, một cái thủ lợn mà lấy những hai lí do."
Chủ nhiệm Nghiêm phút chốc trợn mắt không nói được lời nào.
Chu tiên sinh ha ha cười lớn:
"Ngọc Thành, bắt nạt già chứ đừng bắt nạt trẻ, lần này biết thế nào là lợi hại chưa?"
Bố tôi cười mắng nói:
"Tiểu Tuấn, trẻ con nói chuyện mà không tích chút khẩu đức, sao con lại ăn nói với Nghiêm bá bá như vậy?"
Tôi cười cười, bước nhanh đến nhận lấy thủ lợn và bình rượu từ tay chủ nhiệm Nghiêm, xoay người chạy vào trong phòng:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!