-Trái cây kia là gia viên trồng, chính gốc thu lại. Quả mứt hồng ngưng sương huyện Tùng Dương mềm trắng, còn có táo Long Sàm Châu Phủ giòn tươi trơn bóng, gừng Tân Kiến cắt nhỏ chế với đường Hòa Thành, thóc Cao Bưu phơi nắng... hạt sen trắng ngọt, củ ấu Tiền Đường!
Mơ hồ trong mưa vọng đến tiếng rao đầy ý vị, lại kết hợp với khẩu âm riêng của các nơi, lập tức thu hút Ngọc Doãn. Chợt hắn nghe thấy bên cạnh có người thò đầu ra, hét to:
- Bát tỷ, cho ba lượng gừng, hai cân củ ấu.
Từ trong mưa một cô gái nhỏ đi đến. Nhìn nàng ước chừng mười tám mười chín tuổi, tay bê một cái rổ, gắng sức chậm rãi đi tới. Rõ ràng cô gái nhỏ này và người ở quán trà quen nhau, nên nghe tiếng gọi to liền lập tức chạy tới mang thứ đó đến.
- Bát tỷ, mưa thế này, vào trong quán nghỉ ngơi chút đi.
- Nhưng...
- Bát tỷ, hát rao đi! Nếu hát rao hay, chỗ trái cây này của ngươi ta sẽ mua hết.
- Đúng thế đúng thế, Bát tỷ hát rao đi.
Hát rao, giống như rao hàng đời sau. Trong thời kỳ Bắc Tống nó thuộc loại hình khẩu kỹ. Hát rao rất có kỹ thuật, phải dùng các loại ngôn ngữ. Người hát mang hàng hóa theo người đi khắp nơi hát rao liên tục. Mặc dù khẩu âm phân biệt nhưng phải khiến người nghe được rõ ràng.
Ví dụ như vải Phúc Kiến, phải dùng khẩu âm Phúc Kiến. Nhưng khách thì nhất định phải nghe rõ ràng được là ngươi đang bán quả vải...
Đây chính là một nghề rất cần kỹ xảo.
Hát rao hay, thậm chí có thể mang đến nhiều tiền lời...
Ngay từ đầu Ngọc Doãn đã cảm thấy Bát tỷ hát rao rất hay, rất có tư vị. Nhưng khi hắn biết rõ ảo diệu trong đó, đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu.
Có thế chứ?
Ngọc Doãn gãi gãi đầu, bất giác nheo mắt lại.
Có lẽ, có thể...
Những hạt mưa phùn bay bay như làn sương mù bao phủ Đông Kinh.
Sông Biện chảy róc rách những hạt mưa bụi bay xuống, tạo nên từng vòng gợn sóng nhanh chóng bị nước chảy xóa đi...
Tửu quán dưới cầu Hưng Quốc Tự vắng ngắt.
Tuy nhiên nơi này có tầm nhìn rất tốt, ngồi trong tửu quán nhìn xuyên qua rèm trúc là có thể nhìn được những hàng đào hạnh được trồng ở hai bên bờ sông. Dưới cơn mưa, đào đỏ hạnh trắng bay lả tả trên mặt đất, khiến trên mặt đê càng thêm đìu hiu.
Quách Kinh ngồi trong tửu quán mặc một chiếc áo dài.
Chỉ có điều với phong thái của y, khí chất đó thì cho dù y phục hoa lệ đến mấy vẫn khiến người ta có cảm giác hèn mọn.
Gã gọi một bình rượu, một cân thịt bò, thêm một chút thức ăn.
Vào thời Bắc Tống cấm giết bò. Nhưng vẫn cho phép người ta buôn bán trâu bò chết. Điều này cũng khiến cho tửu quán có cơ hội lợi dụng sơ hở... Ta nói trâu này bị bệnh chết, ngươi làm gì được ta?
Trong tâm lý không ít người lấy việc giết trâu bò làm kế sinh nhai, mà hầu hết quan phủ đều mắt nhắm mắt mở, trừ phi đụng phải những quan viên cực đoan thì sẽ có chút kiềm chế, còn lại hầu hết không ai hỏi đến, kết quả là lệnh cấm kia cũng giống như tấm giấy lộn.
Rượu và thức ăn vừa được đưa lên, thì từ bên ngoài quán rượu có một người đi vào. Người đó không cao lắm, ước chừng 170cm, nước da màu đồng, ngũ quan đoan chính, tướng mạo rất bình thường, thuộc loại ở trong đám người trên cơ bản không nhận ra chủ nhân.
Xem cách ăn mặc cũng có dáng vẻ thư sinh, trên đầu chít một chiếc khăn màu xanh, cầm quạt xếp trong tay. Y chậm rãi đi vào trong quán.
- Đại Lang, ta bên này.
Quách Kinh nhìn thấy người nọ vội giơ tay vẫy. Người nọ khẽ cau mày nhưng nhanh chóng khôi phục vẻ bình thường, nở nụ cười rạng rỡ.
- Tam ca, để ta phải tìm.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!