Thời gian cứ thế trôi. Ngoại trừ thời gian dành để tu luyện thì đại bộ phận thời gian còn lại Tần Vũ đều sử dụng để tự lãnh ngộ phương pháp công kích. Nó đã tự lãnh ngộ ra được rằng phương pháp công kích các yếu tố đều dựa trên ba phương diện: Thân pháp, công kích cận chiến và vũ khí.
Thân pháp.
Thân pháp kết hợp với sự di chuyển có liên quan đến khả năng phòng ngự, khả năng cận chiến và liên quan đến cả khả năng truy tung hay đào thoát. Đối với thân pháp Tần Vũ đã đặt ra những yêu cầu sau: Tốc độ phải nhanh như thiểm điện và linh mẫn như thỏ.
Nghiên cứu thân pháp thì phải nghiên cứu cả thuật kỳ môn độn giáp đồng thời phải nghiên cứu các chủng loại thân pháp khác nhau.
Cận chiến.
Trong quá trình huấn luyện Tần Vũ phát hiện bản thân giống như đang khiêu chiến với cực hạn, giống như nhiệt huyết đang dâng trào khi lựa chọn công kích, lựa chọn tu luyện…Cận chiến! Cận chiến lập tức có thể quyết định sinh tử và vô cùng hung hiểm đối với sinh mệnh tràn đầy sự kích thích.
Vũ khí!
Cho đến giờ Tần Vũ vẫn chưa quyết định sẽ sử dụng vũ khí nào. Đao thương côn bổng và thập bát ban vũ khí các loại mỗi vũ khí đều có đặc thù riêng.
Tần Vũ vẫn thích sử dụng quyền cước, chí ít tạm thời vẫn chưa thể quyết định sẽ sử dụng vũ khí nào.
Trong thư phòng.
Tần Vũ trong tay cầm một quyển sách có tên là Kinh Dịch
"Ồ, chương này nói về đạo lí tựa hồ…tựa hồ giống như trang thứ ba của Tổ Long Quyết, nói về thân pháp Vân Long Cửu Hiện có phần giống nhau."
Tần Vũ nói thầm sau đó đóng quyển sách trên tay lại trong lòng tự nhiên đang bắt đầu sắp xếp lại các kiến thức đã có.
Một loạt các loại nguyên lý thân pháp đã biết qua, hoặc là thuật kỳ môn độn giáp không ngừng chạy qua suy nghĩ của Tần Vũ…
"Lục nghi, tam kỳ, bát môn, cửu tinh bố cục lại thành thế kỳ môn độn giáp. Bát môn tạo thành đỗ, thương, cảnh, hưu, sinh, tử, kinh, khai. Kỳ môn phân ra thiên, môn, địa ba loại tức là tam tài…" các khái niệm cơ bản của kỳ môn độn giáp xuất hiện trong đầu Tần Vũ.
Đó là những điều tối cơ bản nhưng cũng là những cơ sở quan trọng nhất. Vô số trận pháp độn thuật đều từ những đạo lý tối cơ bản đó biến hóa mà thành.
Các loại thân pháp huyền ảo hoặc ít hoặc nhiều đều bị ảnh hưởng.
Tần Vũ vì tu luyện ngoại công nên thân thể không hề có nội lực. Các loại khinh công thân pháp bình thường không thể tu luyện được phải tự sáng chế ra thân pháp dành riêng cho bản thân.
Sáu mươi tám loại bí tịch nội công hầu như đều có kèm theo các loại quyền pháp nội công, đao pháp, thân pháp và nhiều thứ khác.
Thậm chí hai mươi tám bí tịch ngoại công đều có dậy các phương pháp công kích.
Tần Vũ bao gồm sở học trăm nhà quan sát chín mươi sáu phương pháp công kích nội ngoại công và các loại thân pháp sau đó kết hợp với những hiểu biết về kỳ môn độn giáp và kinh dịch của bản thân tổng hợp lại, theo đuổi một loại thân pháp tiềm tàng.
Thực sự điều này khó khăn phi thường nhưng Tần Vũ cả ngày và đêm sau khi kết thúc huấn luyện thân thể đều nỗ lực nghiên cứu.
oOo
Muốn tu luyện đến ngoại công cực trí tất phải nghiên cứu y đạo, đó chính là điều đầu tiên Triệu Vân Hưng dạy Tần Vũ. Lúc này Tần Vũ đang nhìn qua các loại thư tịch y đạo.
Ba năm qua Tần Vũ đã đọc rất nhiều sách y đạo và trong lòng đã hiểu được rất nhiều điều.
Mỗi một phân lực lượng, mỗi một phân công kích đều phải khiến cho địch nhân trả giá cao nhất. Một chưởng tấn công vào bụng đối phương, cùng lắm cũng chỉ làm cho đối phương đau đớn, nhưng cũng là một chưởng đó có thể cắt cổ họng lấy mạng địch nhân.
Tần Vũ gập quyển sách lại hai mắt lóe sáng.
Cơ thể con người có những điểm nào yếu hại trong đầu Tần Vũ đã nhớ rất rõ. Tại thân thể thì những chỗ khớp xương chính là nơi kinh mạch giao hợp, khí huyết lưu thông.
Công kích chỗ yếu hại chính là công kích các trọng huyệt, công kích vào những chỗ yếu, hoặc dùng cầm nã thủ để bẻ gẫy các khớp xuơng của đối phương và nhiều điều khác.
Tổng hợp lại Tần Vũ đã hiểu nguyên lý công kích:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!