Chương 38: Xuất chinh Đột Quyết

Ngày mười bảy Tháng giêng, Tùy đế Dương Kiên tế bái trời đất, bắc tế mã tổ, đích thân lĩnh ba quân phù tiết. Đại quân vương triều Tùy chia làm ba lộ, rầm rộ xuất phát hướng về phía Bắc Trường Thành.

Thượng thư Tả Phó Xạ Cao Quýnh là đại tướng trung lộ, dẫn năm mươi nghìn quân đi theo đường Mã Ấp ra biên cương. Thượng thư Hữu Phó Xạ Dương Tố là đại tướng tây lộ, dẫn một trăm nghìn quân đi đường Linh Vũ ra biên cương. Thượng Trụ Quốc Yến Vinh là đại tướng đông lộ, dẫn năm mươi nghìn quân đi U Châu.

Hán Vương Dương Lượng là đại nguyên soái Chinh bắc, lãnh đạo ba quân.

Đây là trận phản kích Đột Quyết với quy mô lớn đầu tiên từ khi triều Tùy thành lập tới nay, đánh dấu triều Tùy chuyển từ thế bị động phòng ngự sang chủ động tiến công, mở màn cuộc phản kích Đột Quyết toàn diện của triều Tùy.

Lần này triều Tùy sử dụng đạo quân lớn hai trăm nghìn người, một trăm sáu mươi nghìn chiến mã, đã là hai thành (20%) quân thường trực của vương triều Tùy, đều là quân tinh nhuệ trấn thủ ở kinh thành.

Lại thêm các loại quân nhu quân dụng hậu cần, lương thảo các châu huyện xếp chồng chất như núi, trưng dụng vô số kể xe ngựa xe bò.

Chỉ tính riêng số dân phu hậu cần được huy động cũng đã đông đến hàng triệu, bình quân một binh sĩ sẽ có năm dân phu đến tiến hành chi viện hậu cần.

Chiến tranh chính là đọ thực lực của một nước, đúng vào khi triều Tùy đang hưng thịnh, nhà kho lớn vật tiền vật lực dự trữ đầy đủ, là đỉnh cao mà các triều đại khó lòng đạt tới.

Thậm chí hơ hai mươi năm sau khi triều Tùy diệt vong, số tài sản tích lũy của vương triều Tùy vẫn còn chưa dùng hết.

Đại quân tây lộ gồm một trăm nghìn người xuất phát từ lúc tờ mờ sáng, lấy đại tướng Chu La Hầu làm tiên phong dẫn năm nghìn kỵ binh tinh nhuệ đi trước.

Phần còn lại của đại quân chia làm tiền quân, trung quân, hậu quân, rầm rộ tiến về hướng tây, cùng với quân nhu quân dụng và lương thảo kéo theo xe, kéo dài hơn hai mươi dặm.

Vợ con cha mẹ các quân sĩ đều ra khỏi thành đưa tiễn, ngựa xe chật như nêm, người đi cung tên cài ở thắt lưng, chia tay với vợ con, bụi bay mù mịt không thấy cầu Hàm Dương.

Chiều cao của Dương Nguyên Khánh đã không chênh lệch gì so với binh sĩ bình thường, ở trong hàng ngũ rất khó nhìn ra hắn chỉ là một thằng nhóc choai choai.

Hắn cưỡi một con tuấn mã trắng tuyền, đặt tên là Bạch Vân Câu.

Bạch Vân Câu là do ông nội Dương Tố tặng, là một con ngựa Y Lê mà nước Cao Xương cống nạp. Chiến mã toàn thân trắng như tuyết, thể trạng cường tráng, bốn chân thon dài mà mạnh mẽ, hơn nữa có sở trường trong việc lặn lội đường sá xa xôi.

Con ngựa này là do Dương Nguyên Khánh thích ngay từ cái nhìn đầu tiên trong số hơn một trăm con ngựa.

Hắn hoàn toàn ăn mặc theo kiểu thân binh của Dương Tố. Hắn mặc một chiếc áo giáp màu đen bóng, đầu đội mũ Ưng Lăng, sau lưng đeo thuẫn tròn và một ống tên.

Trên yên ngựa treo chiếc kỵ cung nhất thạch mà hắn thích nhất, thắt lưng bên trái của hắn cài một cây hoành đao, phía dưới thắt lưng bên phải lại là một thanh đoản kiếm dài ba thước.

Đây là kiếm Kim Lân mà Dương Kiên tặng hắn, nó được gọi như vậy vì nó mang màu vàng kỳ lân, nhưng nó hoàn toàn không phải là để trang trí, mà là một thanh chiến kiếm vô cùng sắc bén.

Đây là một trong số chín thanh kiếm mà Dương Kiên quý nhất, để đa tạ ơn cứu mạng của Dương Nguyên Khánh mới tặng cho hắn, đến ông nội Dương Tố của hắn cũng chưa có vinh hạnh này.

Mười tám thân binh thân cận nhất của Dương Tố dùng giáo và ngựa thống nhất theo quy định, những thân binh còn lại dùng ngọn giáo dài.

Còn hắn thì lại dùng một cây đao Nhạn Linh bằng thép tinh xảo, đao dài một trượng ba thước, nặng mười lăm cân, là mô phỏng theo thanh trường đao của Trương Tu Đà mà ra.

Lên ngựa vung đao, uy phong lẫm liệt, Dương Nguyên Khánh được phong làm Giáo úy Nhân Dũng. Nhưng đây chỉ là một kiểu Tán quan, cũng không phải quân chức thực sự. Trong tay hắn lại không có quân nào, mà là bị điều vào trong đoàn thân binh của Dương Tố, đi theo chủ soái Dương Tố.

Thân binh dưới tay Dương Tố là bốn đoàn bốn nghìn kỵ binh, là lính tinh nhuệ nhất của quân Tùy. Ngoại trừ bảo vệ Dương Tố ra, còn có bảo vệ một loạt các quan quân, văn quân khác như Trưởng sử, Tư Mã, Lục sự, công, lương, binh, Tham quân Kỵ Tào...

Quân đội triều Tùy bình thường áp dụng chế độ quân theo từng phủ, còn khi chiến tranh thì tái tổ chức quân đội, lấy quân đoàn làm đơn vị tác chiến.

Một quân đoàn gồm mười sáu nghìn người, trong đó bộ binh chiếm tám nghìn người, cứ hai nghìn người là một đoàn; kỵ binh gồm bốn nghìn người, chia mỗi một nghìn người là một đoàn.

Lại có binh sĩ quân nhu bốn nghìn quân, cũng tính một nghìn người là một đoàn.

Xuống lớp tiếp theo của bộ máy là một trăm người là một đội, mười người là một hỏa, quân chức được phân rõ ràng từ Hỏa Trưởng, Bách Nhân Trưởng, Nghi Đồng, thiên tướng, á tướng, tướng quân…

Dương Tố dẫn đại quân một trăm nghìn người, cũng chính là sáu quân đoàn cộng thêm với bốn nghìn thân binh của ông ta vừa tròn một trăm nghìn người.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!