Chương 16: Hiệp khách kinh thành

Sự thay đổi quyền lực của Dương phủ khiến người vui kẻ buồn, nhưng đối với Nguyên Khánh thì không có bất kỳ liên hệ gì.

Một nhà bọn họ cả tháng vẫn chỉ có năm xâu tiền, tiền không đủ dùng thì phải nhờ vào số tiền trợ cấp từ chép sách của Thẩm Thu Nương.

Sáng sớm hôm sau, Nguyên Khánh dậy đúng canh ba như thường lệ, luyện đao xong, liền đi tới phòng bếp lấy cái túi nhỏ bên trong có ba chiếc màn thầu, lại sờ thấy một bình rượu nhỏ ở kệ bếp, uống một viên đan dược, bắt đầu từ từ chạy đường dài.

Phương thức Trúc Cơ của Trương Tu Đà khác với bình thường, ông ta chú trọng nhất là chạy đường dài và rèn luyện dưới nước.

Chạy đường dài thì không cần phải nói, là rèn luyện sức bền và khả năng hô hấp của con người, còn rèn luyện dưới nước thì có thể kích thích tiềm năng của con người ở mức cao nhất.

Ít nhất là Nguyên Khánh hiểu như thế.

Bài tập Trương Tu Đà sắp xếp cho hắn là mỗi ngày chạy hai mươi dặm, từ Dương phủ đến ao Khúc Giang là mười ba dặm, cả chiều đi và chiều về là hai mươi sáu dặm.

Bây giờ đang là canh tư, cửa phường vẫn chưa mở, hắn phải trèo tường để đi ra, còn phải tránh các vệ binh võ hầu đi tuần phố.

Chưa đến canh năm, Nguyên Khánh chạy đến bên một sông nhỏ ở phía bắc ao Khúc Giang, chính là nơi lần đầu tiên hắn bị ném vào hố băng.

Hôm nay là ngày mùng bốn tháng giêng, trời rét cắt da cắt thịt, Nguyên Khánh dùng dao vạch một lỗ băng đường kính một trượng trên mặt sông, rồi cởi hết quần áo mà nhảy xuống đó, cho đến khi chìm xuống đến đáy sông, lại bắt đầu bài tập kỹ thuật luyện đao dưới nước bắt buộc mỗi ngày của hắn.

Hơn nửa canh giờ sau, hắn ở đáy nước mơ hồ nghe thấy một tràng vó ngựa lộn xộn, có không ít người đang cưỡi ngựa từ bên con sông nhỏ qua.

Hắn ẩn mình ở dưới nước, người cưỡi ngựa không nhìn thấy hắn, có điều Nguyên Khánh thấy hơi kỳ lạ, nơi này là một nhánh sông của ao Khúc Giang, rất ít khi có người qua đây, càng không phải nói có cả một đoàn lớn người ngựa đi qua.

Lúc này, một nghìn đao cũng vừa vặn chém xong. Ào! một tiếng, cả người Nguyên Khánh toàn thân mỏi rũ chui ra từ hố nước ra, trời đã sáng rồi.

Hắn vừa lạnh vừa đói, bước nhanh đến trước cây đại thụ nơi để quần áo và chiếc túi nhỏ, thò tay vào hốc cây, không ngờ lại chỉ sờ thấy một khoảng không.

Nguyên Khánh ngẩn cả người, hắn luyện võ đã ba năm, chưa từng xảy ra chuyện như thế này, quần áo và chiếc túi nhỏ để trong hốc cây đã không còn.

Hắn bất ngờ quay đầu, nhìn về phía đám người cưỡi ngựa ở đằng xa, chỉ nhìn thấy ngoài một trăm mét, trong đám người cưỡi ngựa có một người cầm cây gậy trúc, trên đó treo bộ quần áo của hắn.

Nguyên Khánh trong lòng lo lắng, co giò đuổi theo, nhưng mới chạy được vài bước, hắn liền nhặt chiếc túi vải bố đựng đồ ăn sáng từ mặt đất lên. Chiếc túi vải bố này đã theo hắn ba năm, là do thím hắn chong đèn khâu từng đường kim mũi chỉ từ những quần áo cũ của hắn mà thành.

Từng đường khâu chi chit từng khiến hắn cảm thấy ấm áp vô bờ đã bị vó ngựa giày xéo bẩn thỉu hết mức.

Còn cả ba chiếc màn thầu cũng bị ném xuống đất, bị vó ngựa xéo nát. Đây là phần ăn sáng mà tối qua thím đã chuẩn bị riêng cho hắn, bao nhiêu công sức tình cảm của thím hắn đều đã bị lũ khốn nạn đó chà đạp.

Một ngọn lửa giận bắt đầu dấy lên từ trong lòng Nguyên Khánh. Hắn siết chặt chuôi đao, khi chuẩn bị đuổi theo lại do bản năng mà do dự một lát.

Đối phương có ba mươi mấy người, kẻ nào cũng ngựa cao kiếm dài, hắn chỉ là một thiếu niên tám tuổi, cứ thế này mà đi đấu với chúng, chỉ sợ rằng quần áo không lấy lại được mà còn phải chịu nhục.

Đúng lúc này, hắn bỗng thấy có cảm giác gì đó, quay đầu lại, ngoài năm mươi bước từ sâu trong rừng cây, sư phụ Trương Tu Đà của hắn không biết đã đến từ khi nào?

Ông ấy đang nhìn hắn lạnh lùng, hai ánh mắt sắc lạnh của ông ta như hai mũi tên băng, đâm thẳng vào sâu thẳm cõi lòng Nguyên Khánh, khiến hắn vô cùng xấu hổ, cũng kích thích sự dũng cảm trong hắn.

Đại trượng phu sắp ra trận còn sợ địch, dựa vào cái gì để làm đại tướng? Hắn cắn chặt răng, co giò đuổi theo.

Đám người mà hôm nay Nguyên Khánh gặp chính là một đám hiệp khách kinh thành có tiếng. Hiệp khách cũng chính là du côn lưu manh ở đời sau, hơn nữa đó là một đám người có thân phận vô cùng đặc biệt.

Cầm đầu là con trai của Thượng Trụ Quốc Lưu Sưởng.

Lưu Sưởng là bạn thâm giao của Hoàng đế Dương Kiên, rất được sủng ái. Nhà ông ta gia pháp không nghiêm, sinh ra một đứa con ngông nghênh càn rỡ.

Con trai ông ta tên là Lưu Cư Sĩ, ở kinh thành tiếng xấu ai ai cũng biết, dọa nam nạt nữ không cần phải nói, việc gã thích làm nhất là ở giữa đường lớn bắt các con cháu quan lại cao lớn cường tráng về nhà mình, dùng bánh xe chụp vào cổ đối phương trên, sau đó đánh một trận bằng gậy.

Người mà đến lúc bị đánh gần chết nhưng vẫn không chịu khuất phục xin tha, gã liền gọi là tráng sĩ, làm bạn với gã, trở thành vây cánh của gã.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!