Chương 4: Cửa hàng Thành Ký

Ngày mai lên núi Trung Dương cầu phù thủy, đây là việc liên quan tới cả đời của Tào Bằng cho nên Trương thị rất coi trọng tới nó.

Nếu đi cầu phủ thủy thì không thể đi tay không.

Trên đời chẳng có ai cho miễn phí bữa cơm. Phù thủy trên núi Trung Dương có chút tiếng tăm, nếu như không cung phụng thì không thể cầu được. Mà lễ vật thế nào? Tất nhiên không thể chỉ là mấy con gà lợn. Trung Dương không thiếu mấy thứ này.

Bọn họ tới cầu phù thủy mà không có tiền bạc thì làm sao cầu được sự linh nghiệm. Đây là điều mà tất cả đều biết rõ.

Từ thời giặc Khăn Vàng, triều đình đối với thuật sĩ cũng giám sát chặt chẽ hơn nhiều.

Năm Trung Bình thứ nhất, anh em Trương Giác dựa vào mấy trò phù thủy lung lạc một số lượng lớn tín đồ gây ra mối nguy hiểm cho giang sơn của nhà Hán.

Vì vậy mà một khi phát hiện có thuật sĩ hay phủ thủy sẽ bị bắt và tra khảo.

Kết quả là nhóm thuật sĩ bắt đầu lộ liễu chuyện vội vàng vơ vét của cải. Muốn thế nào thì cũng phải bỏ tiền bạc ra để làm lê. Quan phủ không sợ đám thuật sĩ này vơ vét của cải mà chỉ sợ chúng muốn nhân cơ hội thu nạp tín đồ gây náo loạn.

Cứ như vậy, việc mua bán tâm linh trở nên quang minh chính đại.

Ngươi dùng bao nhiêu tiền để lễ thì có được cấp bậc phù thủy, thuật sĩ bấy nhiêu.

Nhà họ Tào không phải là nhà đại phú. Tào Cấp chỉ là một thợ rèn dựa vào việc sửa chữa đồ đạc mà sống tạm. Trương thị càng nghĩ càng thấy nếu bản thân không có đủ lễ vật chỉ sợ không cầu được phù thủy tốt nhất vì vậy mà vụng trộm lấy ngọc bội tổ truyền ra muốn bán lấy ít tiền để cầu được phù thủy tốt cho Tào Bằng, giữ cho hắn cả đời được bình an.

Cụ tổ của Trương thị cũng từng có một thời gian sống sung túc.

Nhưng sau đó gia cảnh bần hán, đến Trương thị thì trở thành một thứ dân. Lúc gả cưới Trương thị cũng không có đồ cưới gì đáng giá, chỉ còn lại một miếng ngọc bội tổ truyền này mà thôi.

Sáng sớm ra, Trương thị mang ngọc bội đi vào chợ.

Thực ra nàng cũng biết rằng ở một địa phương nhỏ như trấn Trung Dương, miếng ngọc bội tổ truyền đó không có giá lắm.

Mặc dù biết như vậy, nhưng Trương thị vẫn ôm chút hy vọng, tận lực bán được giá một chút. Cửa hàng bình thường thì không thể trả được giá cao. Hơn nữa đưa miếng ngọc cho họ chưa chắc đã hiểu được giá trị của nó. Mà không biết giá trị thì không thể cho Trương thị một cái giá vừa lòng.

Nghĩ rất lâu, cuối cùng Trương thị đành chọn cửa hàng Thành Ký.

Giống như ở các ngôi thành lớn trong các thành nhỏ cũng có sự chênh lệch giàu nghèo.

Cửa hàng Thành Ký là cửa hàng lớn nhất ở trấn Trung Duong, chuyên thu mua thổ sản cùng vùng núi. Toàn bộ thổ sản của vùng núi trấn Trung Dương là do bọn họ mua... đồng thời, cửa hàng Thành Ký còn kiêm cầm đồ.

Vị chưởng quỹ của cửa hàng Thành Ký tên là Thành Kỷ, nghe nói có chút tiếng tăm trong quan phủ.

Trương thị nghĩ cửa hàng Thành Ký làm ăn lớn như vậy chắc là biết giá trị.

- Ngọc tốt.

Thành Kỷ là một người cầm đồ lâu năm cho nên chỉ cần liếc mắt là nhìn thấu giá trị của miếng ngọc bội:

- Đệ muội!

Miếng ngọc bội này của ngươi là ở đâu?

Tất cả đều sống trong trấn cho nên y có thể nhận ra Trương thị.

Trương thị nói:

- Đây là ngọc bội gia truyền của nhà ta, nếu không phải do con ta yếu ớt, ta cần phải tới núi Trung Dương cầu phù thủy cho nó thì ta cũng không bán lấy tiền.

Chuyện của Tào Bằng thật ra y cũng có nghe nói qua.

Vì vậy mà y gật đầu rồi nói:

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!