Chương 42: Máu trên tranh

Mùa đông Hữu An năm thứ sáu, Lương Nguyên Kính phiêu bạc bên ngoài ba năm trở lại Dương Châu.

Một năm này chàng đã đến độ nhược quán, bạn bè cùng trường ở độ tuổi này đã là cha của hài tử, chàng vẫn còn lẻ loi một mình, cũng không mang công danh trong người. Nhưng bởi vì gia thế tốt, tướng mạo xuất sắc, bà mối đến nhà làm mai vẫn đạp vỡ ngạch cửa như cũ.

Chàng là con một trong nhà, gánh vác trọng trách nối hương khói. Lương phụ muốn cưới vợ cho chàng, chàng lại một mực cự tuyệt, cha già tức giận đến mức lại đuổi chàng ra khỏi nhà.

Bạn bè bị cha gây áp lực nên không dám trợ giúp chàng, chàng không có chỗ để đi, đành nhờ ca kỹ ngày xưa nhờ vẽ tranh thu nhận bên kỹ quán bờ sông nhỏ Tần Hoài.

Có kỹ nữ tên Oanh Oanh từng hỏi chàng vì sao chưa thành thân.

Chàng chỉ cười bâng quơ không nói gì.

Oanh Oanh lại cẩn thận hơn hỏi:

"Mai sau công tử muốn cưới người như thế nào?"

Lương Nguyên Kính thẫn thờ vẽ tranh, muốn cưới người như thế nào?

Chẳng hiểu sao trong đầu hiện lên dáng vẻ người nọ, bộ váy đỏ rực như lửa, cổ tay đeo ba vòng bạc, cười rộ lên như tiếng chuông bạc, tức giận rồi ánh mắt đượm vẻ giận dỗi, mặt mũi ẩn chứa nét đẹp tuyệt trần. Có lẽ bản thân vẽ cho nàng nhiều lần quá nên mới không ngừng nhớ về nàng.

Trong lúc chàng đang lạc vào cõi thần tiên, các nương tử còn lại đang sôi nổi trêu ghẹo Oanh Oanh:

"Đừng nghĩ nữa, Lương công tử cưới ai cũng sẽ không cưới cô đâu, mệnh ca kỹ còn mỏng hơn giấy nữa, huống chi vọng tưởng làm phượng hoàng bay lên cành cao."

Gương mặt đẹp của Oanh Oanh ửng đỏ, không lo nhỏ giọng phản bác:

"Ai… Ai muốn gả chứ? Hơn nữa, ca kỹ thì làm sao, vị kia ở Minh Thuý phường không phải cũng gả cho Vương gia à?"

Các nương tử cười nói:

"Ha, không biết trời cao đất dày, cô có thể so với vị kia chắc?"

Có người thấy Lương Nguyên Kính lâu rồi không ở Dương Châu nên có rất nhiều chuyện mới mẻ chưa biết liền giải thích cho chàng.

Tỳ bà nữ nổi tiếng ở Minh Thuý phường bên cạnh vậy mà được nhận Tri châu Lý Kỳ làm cha nuôi, gả cho Tuyên Vương đang công tác tại Dương Châu.

Lễ thành thân được tổ chức vào mùng tám tháng chín, tình cảnh kia rất chấn động, người dân nửa thành Dương Châu này đều chen tới đó xem, tỳ bà nữ cũng trở nên truyền kỳ và là tấm gương sáng cho các nàng noi theo.

Một vị nương tử am hiểu âm luật nói sang, năm xưa vị tiền bối này đàn khúc tỳ bà danh chấn Dương Châu, ngay cả danh kỹ Thôi nương tử xinh đẹp tài giỏi cũng không bằng, chỉ tiếc nàng ấy tới trễ chưa có dịp may mắn được nghe thử.

Lương Nguyên Kính hỏi ngay, tỳ bà nữ đó tên là gì.

Nhóm nương tử  đùn đẩy nhau, miệng kín như bưng, thì ra Tri châu Lý hạ lệnh nghiêm, không được đàm luận chuyện cũ của tỳ bà nữ trên phố. Người ta đã bay lên cành cao làm Vương phi rồi, trở thành quý nhân kim chi ngọc diệp rồi, thân phận ca nữ thật sự không nên nói ra ngoài miệng.

Lương Nguyên Kính cũng không mở miệng truy hỏi, dù gì đời này của chàng đã sớm nghe qua khúc tỳ bà êm tai nhất thế gian.

Chàng đứng dậy đi xuống cầu thang, vịn lan can đưa mắt trông về phía sông nhỏ Tần Hoài xa xa, tiệm rượu hai bên bờ san sát nhau, mặt sông sóng nước óng ánh, dãy núi trập trùng liền kề, phía chân trời có đàn chim nhạn bay ngang qua.

"Có câu: Khuất bóng vạn tầng mây. Ngàn non tuyết muộn, Bóng lẻ về đâu chứ?" [1]

[1] Mô ngư nhi – Nhạn khâu – Nguyên Hiếu Vấn và bản dịch của Như Quy, thivien. net.

Tuyết đọng tan, chim nhạn về bắc, hoa hạnh Giang Nam nở.

Mùa xuân lại đến.

**

Tháng chạp năm Minh Quang thứ ba, Thái Tông từ thế, Tuyên Vương đăng cơ làm đế, năm sau sửa thành năm Hi Hoà, ai ai cũng trăm công ngàn việc.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!