Chương 31: Lần đầu gặp mặt

Giữa thu, Hữu An năm đầu tiên.

Lương Nguyên Kính lần thứ hai thi rớt kỳ thi Hương. Năm đó chàng chưa đầy mười lăm, lần trước thi cách đây hai năm, kết quả đường huynh thi chung của chàng trúng cử, năm thứ hai lên kinh dự thi Hội.

Chỉ có chàng đạt thứ hạng ngoài 200, khiến mọi người xung quanh chê cười chàng, trở thành Thương Trọng Vĩnh [1] nổi tiếng khắp thành Dương Châu.

[1] Thương Trọng Vĩnh là thần đồng nhưng đã biến thành một người bình thường vì cha không cho đi học mà chỉ lợi dụng ông trở thành công cụ kiếm tiền. Câu chuyện này nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của việc học hành.

Từ nhỏ Lương Nguyên Kính đã được làng trên xóm dưới xem là thần đồng. Tương truyền vào lễ thôi nôi của chàng, trong nhiều món đồ như cân, sách kinh, kim chỉ, răng lược, túi thơm, chàng đã chính xác bắt lấy cây bút lông sói Hồ Châu.

Khách khứa dự lễ thấy vậy, sôi nổi cười chắp tay chúc mừng Lương phụ:

"Người này không phải vật trong ai, ngày sau ắt sẽ mặc áo tím đeo túi vàng."

Chỉ có quan viên tam phẩm trở lên của quốc triều mới mặc áo tím đeo bội ngư vàng, nói chàng

"mặc áo tím đeo túi vàng", là chúc chàng sau này làm tể tướng, rạng danh gia đình, là Trạng Nguyên tương lai.

Lương phụ cũng đặt nhiều kỳ vọng vào chàng, con nối dõi của ông không nhiều, dưới gối có ba đứa con gái, tới năm 40 tuổi rồi mới sinh được con trai duy nhất là Lương Nguyên Kính.

Lương gia nguyên quán ở Ôn Huyện, thời Ngụy Tấn, từng là Lương thị Hà Nam danh tiếng lớn, nhiều thế hệ con cháu trong nhà làm quan. 

Sau này dời nam, toàn bộ gia tộc Lương thị di dời đến Dương Châu. Từ đó về sau dần dần tách khỏi quyền lực, trải qua Ngũ Đại Thuỳ Đường biến động, con cháu đời sau cũng dần dần xuống dốc.

Chẳng qua vẫn là danh gia vọng tộc nhà cao cửa rộng, lại cắm rễ ở Dương Châu nhiều năm. Tới đời Lương Nguyên Kính, Lương thị đã phát triển thành một gia tộc lớn mạnh, phức tạp. Trong nhà ai nấy đều đọc sách thánh hiền, lấy thi cử làm vinh dự, là vọng tộc trăm năm, là thư hương thế gia.

Lương Nguyên Kính ba tuổi đã bắt đầu học chữ, Lương phụ đã mời nhiều thầy giỏi về dạy. Chàng cũng không phụ lòng kỳ vọng của cha, ba tuổi biết đọc chữ, năm tuổi thuộc thơ, đọc qua một lần là nhớ, bảy tuổi viết văn chương, khiến các danh sĩ Dương Châu đều khen ngợi.

Cậu bé thông minh lạ thường, cha già mừng đến nỗi hay bế chàng trên đùi, không biết nên yêu thương như nào mới tốt.

Sau này có người phát hiện dường như chàng có năng khiếu hội hoạ, tiện tay cầm nhánh cây vẽ bông hoa trên mặt cát, hình vuông ra hình vuông, hình tròn ra hình tròn, không cần thước kẻ vẫn đạt chuẩn.

Người nọ cảm thấy hết sức ngạc nhiên, tìm đến Lương phụ khuyên ông nên mời một vị thầy dạy hội hoá về cho Lương Nguyên Kính, nên dốc lòng dạy dỗ, tránh lãng phí tài năng bẩm sinh.

Lương phụ vì thương con trai nên mời danh họa sơn thuỷ Ngô Song Lâm về dạy chàng. Ông ấy vốn là hoạ sư cung đình thời Nam Đường.

Sau khi thời thế diệt vong, không muốn phụng chiếu nhận vào họa viện Hàn Lâm Triệu thị nên đã dựng ngôi nhà tranh bên Hồ Tây Gầy Dương Châu để ẩn cư an dưỡng tuổi già, còn tự đặt hiệu là Tây Hồ Di Lão. 

Từ đó về sau, Lương Nguyên Kính đã theo học nhiều danh họa nổi tiếng. Học vẽ sơn thuỷ tùng thạch từ Ngô Song Lâm, học vẽ hoa lá chim muông từ Cát Thăng, đồng thời cũng giỏi vẽ nhân vật, đạo Phật từ Tuệ Âm hoà thượng, tiếp thu tinh hoa từ nhiều trường phái khác nhau.

Cuối cùng Lương phụ nhận ra mình đã phạm phải sai lầm trí mạng trong việc nuôi dạy con trai, đó là đam mê Lương Nguyên Kính dành cho hội hoạ vượt xa hơn rất nhiều so với việc đọc sách.

Chàng vì vẽ tranh, ngay cả sách cũng không đọc, ngày nào cũng vẽ tranh đến quên ăn quên uống. Còn thích ra ngoài vẽ cảnh thực, thanh danh Hoạ si càng lan rộng.

Lúc ở trường tư nghe giảng, hoặc hai mắt dại ra lạc vào cõi thần tiên, hoặc vẽ nguệch ngoạc trên sách vở, khiến phu tử ngày xưa coi trọng chàng bây giờ phải thầm thở dài sau lưng.

Vì để sửa lại tật xấu này của chàng đã đánh gãy hết bảy tám cây thước trong nhà. Nhưng người này vô cùng ngoan cố, cho dù hai tay bị đánh cho máu chảy đầm đìa, da thịt trầy trụa, hay bị quỳ gối trong viện, chàng vẫn dùng máu đầu ngón tay vẽ tranh trên mặt đất, làm ai nhìn vào cũng chỉ biết thở dài bất đắc dĩ.

Ánh mắt cha nhìn chàng ngày càng thất vọng, cộng thêm lần thi rớt đầu tiên nữa đã đẩy sự thất vọng đó lên đỉnh điểm.

"Không có chí tiến thủ! Chính đạo thì không đi, đâm đầu vào chút tài mọn! Lương gia ta không có loại bôi nhọ gia phong, bất hiếu bại hoại như anh! Cút cho ta! Cút khỏi Dương Châu này!"

Phụ thân nổi cơn thịnh nộ ném toàn bộ dụng cũ vẽ tranh của chàng ra ngoài cửa.

Lương Nguyên Kính mười lăm tuổi bị cha đuổi ra khỏi nhà như vậy, chàng quỳ gối trong cơn mưa phùn, lụm nhặt mấy bức hoạ cuộn tròn rải rác trên đất lên, ôm vào lòng mình, cũng không quay đầu lại rời khỏi nhà.

Mưa thu nghiêng nghiêng bay, thấm ướt hàng mi mảnh dài của thiếu niên vai lưng thẳng thắp.

Trước khi đi, nhị tỷ đuổi theo lén đưa cho chàng ít tiền, mới không khiến chàng đến mức

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!