*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
[Giải thích tên chương] Gốc /shén jì/:
Kỹ năng thần thánh, siêu phàm – thường được dùng để miêu tả những kỹ năng, tài năng hoặc khả năng đặc biệt xuất chúng, vượt xa mức bình thường, gần như không thể tin được.
**
Kim Minh Trì trong phạm vi chín dặm, liễu rũ chấm nước, cây yên thảo phủ bờ đê, được xây dựng vào năm thứ bảy sau Chu Hiện Đức, nguồn gốc là để Chu Thế Tông diễn tập thuỷ quân, sau nhiều lần tu sửa đã mất đi tác dụng ban đầu, trở thành nơi chơi xuân của Hoàng đế xem thuỷ hí.
Bờ nam có tòa thuỷ điện nằm hướng bắc, đi sâu vài thước vào trong lòng nước, bên ngoài trải nguyệt đài, là nơi quan gia bày yến tiệc cùng quần thần. Bên bờ có lều màu, hoàng thân quốc thích, cung quyến hậu phi, tể chấp đại thần và gia quyến đều nghỉ ngơi ở đây.
Lương Nguyên Kính và đồng liêu hoạ viện cũng được phân vào một cái lều, ở giữa là tể chấp nhị phẩm và kinh quan lục phẩm.
Ở chỗ này, cũng không quan trọng phẩm cấp bọn họ cao đến đâu, hoàn toàn là vì khu vực này có lợi cho việc nhìn thấy rõ tình cảnh mặt hồ, thuận tiện để bọn họ vẽ tranh mà thôi.
Hoạ viện Hàn Lâm gồm Lương Nguyên Kính đang ở bên trong, Họa Học Chính, Đãi Chiếu, Nghệ Học, Chỉ Hầu, Nghệ Nhân… tổng cộng có sáu người. [1]
[1] Hệ thống phân cấp các hoạ sĩ cung đình thời Bắc Tống bao gồm (từ cao đến thấp): Họa Học Chính – Đãi Chiếu – Nghệ Học – Chỉ Hầu – Nghệ Nhân – Hoạ học sinh.
Sáu người này phụ trách vẽ tranh cho ngày hôm nay, nhưng cũng không phải tranh ai cũng sẽ may mắn được thu vào kho hoạ thi trân quý trong cung.
Sau khi bức tranh hoàn thành, đều phải cùng trình lên ngự tiền, được quan gia khâm điểm Tuyệt phẩm mới có vinh dự này, vì vậy sáu người họ tuy là đồng liêu, thậm chí còn có người là quan hệ cấp trên cấp dưới, nhưng vẫn mang theo chút ý tứ cạnh tranh nhau.
Những người còn lại đều là hoạ học sinh, bọn họ không cần vẽ tranh, chỉ có mặt ở đây quan sát, học hỏi kỹ xảo từ sáu người vẽ tranh.
Ngoài ra trong trướng còn có vài tên tiểu hoàng môn tỉnh nội thị, phụ trách việc hầu bút mực khi họ vẽ tranh, chờ được sai khiến.
A Bảo thấy cảnh tượng rầm rộ ở Song Tinh Môn đã bay sạch hứng thú, ngơ ngác ngồi trên chiếc ghế tròn, nhìn thuỷ hí trên mặt hồ gần đó.
Thuỷ hí của thành Đông Kinh là đẹp nhất, có Vũ sư vũ báo, Rơi đao man bài,Rối nước,Đu dây nước
". Trừ mấy màn phía trước, phải nói đến màn A Bảo thích xem nhất, chính là"Đu dây nước".
Ở trên thuyền nhất xích đu lên, một người đứng trên đó, càng đu càng cao, cho đến khi đu đến chỗ cao nhất của giá bằng phẳng, sau đó đột nhiên buông tay, người bay nghiêng ra bên ngoài, trong không trung nhào lộn mấy cái xong đâm đầu vào trước, trình diễn đầy mạo hiểm kí. ch th. ích người xem toát cả mồ hôi.
Năm xưa nghệ nhân chơi Đu dây nước hay nhất kinh thành, phải là Tống Khang Bảo, biệt danh là Nhất thân đảm. [2]
[2] ‒ /dǎn/ đảm có nghĩa là gan dạ, táo bạo
Y có kinh nghiệm phong phú, kỹ thuật cao siêu, không chỉ nhảy cao nhất, mà tư thế nhào lộn rất hoàn mỹ, lúc nhảy vào nước cũng làm văng ít bọt nước nhất, làm người ta thán phục không thôi.
Năm đó A Bảo thích xem y trình diễn nhất, còn từng triệu kiến gặp mặt thưởng cho y một thỏi bạc.
Nhất thân đảm giờ đây cũng không biết ở đâu, người đang đu dây nước không phải y.
A Bảo chống má lơ đãng, có làm sao cũng không thấy hứng thú chút nào.
Chợt nghe có người hỏi bên tai: Vì sao không vui?
A Bảo nhếch môi cười, thầm nghĩ sao ngươi biết? Cố ý mạnh miệng nói lại:
"Con mắt nào của ngươi thấy ta không vui?"
Lương Nguyên Kính vốn đang cầm bút vẽ tranh, lúc này khựng lại, nghiêm túc liếc mắt đánh giá nàng, hỏi:
"Thuỷ hí không đặc sắc sao?"
"Tàm tạm, không hay bằng năm đó."
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!