Tháng thứ hai sống ở cảng Mersing, Chương Chi Vi lấy được thẻ căn cước mới.
Leong Mei Wah.
Lương Mỹ Hoa, với thân phận là em gái Lương Thục Bảo, có giấy chứng nhận thật và hợp pháp, điều không thật duy nhất là huyết thống.
Chương Chi Vi tiếp tục sinh sống ở nơi này, chính thức làm em gái của Lương Thục Bảo. Cô không thiếu tiền, ngay buổi tối khi lấy được giấy tờ tùy thân, cô đã âm thầm cho Lương Thục Bảo một thỏi vàng coi như cảm ơn.
Đối phương kinh ngạc che miệng, luôn miệng từ chối, rồi đẩy thỏi vàng về phía Chương Chi Vi, lắc đầu:
"Chị không nhận được, em lấy nó từ đâu vậy?"
Lương Thục Bảo nghiêm mặt:
"Trộm đồ là việc không đúng, Mỹ Hoa."
Lương Thục Bảo thở dài:
"Được rồi... vậy em phải nhớ, sau này không được làm như vậy, được không?"
Em cầm lại đi.
Lương Thục Bảo kiên quyết không nhận:
"Em còn nhỏ, sau này hay phải dùng đến tiền... Không phải em muốn đi học sao? Mỹ Hoa, em có thể cầm chỗ tiền này đi học mà."
"Em là người có học."
Lương Thục Bảo duỗi tay, xoa cánh tay cô. Chương Chi Vi cúi đầu nhìn đôi bàn tay không còn mềm mại của chị ấy, và những vết chai trong lòng bàn tay của chị ấy.
"Em đi học đi, Mỹ Hoa, đừng bó buộc mình ở trong thôn làng nhỏ bé này, em cần phải đến những nơi rộng lớn hơn."
Câu nói này có phần quen thuộc, Chương Chi Vi động lòng, đột nhiên nghĩ đến một chuyện.
"... Em không thể học trong trường công lập, nhưng có thể học thử trường trung học tiếng Hoa." Lương Thục Bảo nhẹ nhàng nói:
"Ngài Lâm Liên Ngọc (Lim Lian Geok) đã dành cho chúng ta cơ hội học trường tiếng Hoa, em phải đi học, phải đến trường."
"Đọc sách, học hành thì mới có đường thoát thân."
Có khoảng 27% dân số là người Hoa ở Malaysia, ngôn ngữ chính thức là tiếng Mã Lai, vì từng bị Anh Quốc xâm lược nên tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thông dụng. Còn ngôn ngữ thông dụng của người Hoa là tiếng Hoa, nhưng nền giáo dục tiếng Hoa lại không được coi trọng.
Tỷ lệ nhập học hàng năm của các trường tiểu học người Hoa chiếm gần 20% tổng số học sinh tiểu học ở Malaysia, nhưng những ngôi trường này chỉ có thể nhận được không quá 2% trợ cấp học phí của chính phủ.
Nếu không phải các tổ chức đoàn thể người Hoa quyên góp và trợ cấp, e là những trường tiểu học người Hoa rất khó để tiếp tục duy trì.
Người Malaysia gốc Hoa thuộc mọi tầng lớp chưa bao giờ từ bỏ sự phấn đấu và nỗ lực của mình, trước đây, ông Lâm Liên Ngọc đã bán tài sản của mình, thành lập trường dạy tiếng Hoa và xúc tiến việc thành lập Hiệp hội giáo viên trường học người Hoa.
Sau này, vào năm 1973, người Malaysia gốc Hoa đã phát động Phong trào phục hưng các trường Trung học Độc lập dạy tiếng Hoa ở Perak...
Trên thế giới ngày nay, ngoài Trung Quốc, chỉ có Malaysia có hệ thống giáo dục mẫu giáo, tiểu học và trung học dạy tiếng Hoa.
Điều đáng tiếc là kỳ thi chung của các trường Trung học Độc lập tiếng Hoa chưa được chính phủ Malaysia công nhận, các trường Trung học Độc lập tiếng Hoa không được nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào từ chính phủ, họ chỉ có thể dựa vào sự tài trợ của người gốc Hoa, học sinh phải trả tiền.
Hơn nữa hầu hết học sinh của trường Trung học Độc lập tiếng Hoa nếu muốn đào tạo chuyên sâu, chỉ có thể học đại học dân lập, hoặc đăng ký đại học nước ngoài.
Chỉ có tri thức mới có thể mở ra vùng trời mới.
Lương Thục Bảo đã cố gắng đưa Chương Chi Vi đến học tại một trường Trung học Độc lập tiếng hoa ở Johor Bahru, nơi này được quản lý nghiêm ngặt, mỗi tháng được về nhà một lần.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!