Chương 21: Chiến Tranh Chiến Tranh Với Ngan 1

Từ đầu tới cuối sự kiện, Vân Nương chẳng thèm nhìn Vân Kỳ, dẫn Vân Chiêu cùng đoàn nanh vuốt vào nhà, Vân Phúc đi sau cùng đóng đại môn lại, đem hết huyên náo lẫn ưu sầu ngăn cách bên ngoài. Vân Chiêu cười khanh khách như thằng ngốc khoe với mẹ:

"Mẹ, con là Vân Thấp Bát rồi đấy."

Vân Nương bẹo má phính của nhi tử:

"Đợi mẹ tìm cho con một sư phụ thương bổng giỏi, con mẹ đánh đám cùng bối phận phục hết, xem ai còn dám nhòm ngó địa vị gia chủ của con mẹ."

Vân Phúc ở bên cười nói:

"Thế là đúng, Vân thị vốn xuất thân tướng môn, thiếu gia vì yếu ớt mới đi đường văn, cũng là nguyên nhân đám Vân Kỳ dám nhòm ngó vị trí gia chủ. Sau này công phu thương bổng của tiểu thiếu gia do lão nô dạy, mười thôn tám xóm quanh đây, đám dao khách chẳng bì được với lão nô."Người Quan Trung tòng quân, mục đích là kiếm cơ hội phong hầu trên lưng ngựa, đó là tập tục từ thời Tần đã có.

Ở phía nam Trường Giang, thông thường các đại gia tộc không coi trọng chuyện võ, thậm chí là khinh bỉ.

Ở đất Quan Trung này thì khác, cao nguyên đất vàng nuôi dưỡng không ít hồng nho bác học, nhưng càng nuôi dạy nhiều mãnh tướng.

Nhất là thời Tần Hán, sự dũng mãnh của người Tần cổ đã từng mang tới bảo đảm an toàn lớn lao cho tộc Đại Hán, cho dù tới thời Tống, quân Tần vẫn là sự tồn tại dũng mãnh nhất trên mảnh đất này.

Cũng chính ở cái mảnh đất dân phong mạnh mẽ này mới sinh ra những danh tướng Bạch Khởi, Vương Tiễn, Mã Viện, Ban Siêu, Dương Tố, Lý Tĩnh, Quách Tử Nghi v..v..

nhiều tới đếm không xuể.

Những lời ở trên đều là tổng kết một số lịch sử, đối với Vân Chiêu mà nói, thế giới không hề huy hoàng, không hề vĩ đại, không hề đơn giản như trên sử sách nói, bất kể văn hay võ quá hưng thịnh đều có mặt trái của nó.

Cho dù là đứa con ngốc của nhà gia chủ bị mẫu thân nuôi trong trạch viện, y cũng nghe quản gia dọa vô số lần.

"Thiếu gia, đừng ra ngoài, đao khách sẽ bắt người bán lấy tiền đấy."

"Thiếu gia, đừng chạy lung tung nhé, ăn mày sẽ bắt người bán lấy tiền đấy."

"Thiếu gia, đừng lên núi trọc chơi nữa, sơn đại vương sẽ bắt cóc người, đòi tiền tài đại nương đấy."

Những lời như thế nghe suốt ngày, Vân Chiêu tất nhiên cho rằng, mảnh đất Quan Trung nay là nơi đạo phỉ hoành hành. Còn một nguyên nhân dọa Vân Chiêu không dám ra khỏi nhà là ký ức của y.

Trong ký ức của y, vào thời điểm này, đám người Lý Hồng Cơ, Trương Bỉnh Trung đại khái đã bắt đầu tạo phản rồi, với y mà nói đây là chuyện chân thật tới không thể chân thật hơn nữa. Cho nên y không dám rời Vân gia trang tử, chi ít thì trước khi học thành võ nghệ, y không dám rời trang tử.

Với người nơi khác mà nói thì có võ nghệ hay không cũng được, đối với bách tính Quan Trung mà nói đó là một kỹ năng sinh hoạt không thể thiếu. Ở Quan Trung này đi mua rau, mua thịt cũng có thể gây ra án mạng, ai không biết võ nghệ sẽ thiệt thòi.

Đương nhiên, bây giờ y ngay cả cửa nội trạch cũng không dám ra. Ngăn cản y ra khỏi cửa nội trạch không phải là mẹ y, không phải vì quản gia, cũng không phải vì Tần bà bà rụng hết răng, càng không phải hai tiểu nha hoàn thò lò mũi xanh mà mẹ mới kiếm cho y, mà vì hai con ngan trắng mà mẹ y coi như bảo bối.

Người Quan Trung sống rất gian nan, quả phụ sống càng gian nan, quả phụ nuôi chó là đại kỵ, nhưng trong nhà cũng cần thứ trông nhà chứ, vì thế ngan trắng tính tình hung dữ, dám xông lên phía trước thành nhân tuyển hàng đầu.

Ngan nhà người ta thường thì chỉ nuôi hai ba năm sẽ vào bụng, hoặc là bán đi, chỉ có ngan nhà Vân Chiêu là nuôi tận 5 năm.

Khi cha y qua đời, mẹ y chọn trong Vân gia trang tử sáu con ngan trắng dũng mãnh trông nhà, trong năm năm, đã có bốn con thực lực yếu một chút bị mẹ y đem đi hầm rồi, chỉ còn lại hai con, bọn chúng hung dữ không giống gia cầm chút nào.

Theo Tần bà bà nói, hai con ngan trắng trong nhà còn lợi hại hơn cả chó. Vân Chiêu ngồi xổm trong ngưỡng cửa, hai tay chống cằm buồn bực nhìn ra ngoài, sau lưng y cũng có hai tiểu cô nương đang ngồi, ăn mặc thì rất chỉnh tề, chỉ là cứ ch ảy nước mũi.

Khuê nữ nông thôn cũng hung hãn lắm, làm gì có cái lý nào lại đi sợ gia cầm như ngan, nhưng mà hai nha đầu Vân Xuân, Vân Hoa sau khi nếm mùi đau khổ từ hai con ngan trắng liền giống Vân Chiêu, không dám ra ngoài nữa.

"Xuân Xuân, ngươi chạy về phía tây môn, Hoa Hoa, ngươi chạy về phía đông môn, lần này chúng ta nhất định sẽ thành công." Vân Chiêu dụ dỗ hai tiểu nha hoàn:

Tiểu nha đầu nông thôn ngốc thì ngốc thật đấy, nhưng không ngu đâu nhé, hai tiểu nha hoàn cùng họ này đồng loạt lắc đầu quầy quậy, không chịu hi sinh vì chủ.

Ngan nuôi tới 5 năm nay đã nặng tới 20 cân ( 10kg), hai cánh mà giang ra thì phải tới 8 thước ( 2.4 m), cái mào đỏ trên trán đã biến thành màu tím từ lâu.

Vân Xuân bị con ngan vung cánh hất ngã, còn bị ngan dẫm lên người, đầu tóc tán loạn, khi con ngan đi rồi mới phát hiện ra bộ quần áo mới của mình thêm bãi phân, vì thế Vân Xuân tiếc áo mới mà khóc hơn một canh giờ.

Tới giờ hai nha đầu này còn quá nhỏ vẫn chưa có ý thức của nô lệ, nha hoàn là phải làm tốt thí cho chủ tử, nên mệnh lệnh của Vân Chiêu không có hiệu lực.…… ……Đã ăn no bụng, còn thay quần áo mới, tóc gài một cái trâm sừng trâu, Từ Nguyên Thọ lúc này trông ra dáng vị tiên sinh hơn nhiều, năm nay ông ta mới tứ tuần, nhưng những nếp nhăn ở khóe miệng và bên mắt khiến hắn trông già hơn tuổi, đem lại cảm giác mệt mỏi và thương cảm lạ thường, dù vậy thần thái vẫn toát lên ngạo khí tựa dù thấy vương hầu cũng không quỳ gối, lúc này ông ta đứng ngoài nhị môn, chắp tay sau lưng nhìn Vân Chiêu bị kẹt trong nội trạch, không nói không rằng, hơn nữa vẻ mặt lạnh lùng.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!