Tại Yên Phong trấn, một thành trấn rộng lớn nằm gần lưu vực của sông Yên Nguyệt. Ban đầu, Yên Phong trấn chỉ là những vùng làng mạc nhỏ ở ven sông. Dân chúng sinh sống bằng việc cung cấp một số lượng nhỏ thủy sản cho thành Tiên Du gần đó.
Trải qua nhiều năm, số lượng dùng thủy sản ngày càng tăng cao nên làng mạc ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhiều vùng làng mạc khác được tạo lập nên để dân chúng kéo về sinh sống. Rồi dần dần, giống như những vùng khác, Yên Phong trấn được thành lập, các đoàn thương hội cũng kéo đến nhiều hơn.
Chẳng mấy chốc, từ những làng mạc nhỏ, Yên Phong trấn đã vươn lên như những một trong các thành trấn lớn nhất thời bấy giờ.
Yên Phong trấn, tên gọi được lấy dựa trên những điều kiện thời tiết của nơi đây, quanh năm bốn mùa ôn hòa. Người dân ở đây cũng rất hiền hậu, mặc dù dân tứ xứ kéo về ngày càng một nhiều. Nhiều bang phái cũng được tạo lập và càng ngày cạnh tranh càng khốc liệt hơn.
Đã từng có lúc các bang phái phải tự chủ và tự quản lấy Yên Phong trấn thay cho quân binh trấn giữ, đó là thời kỳ quân binh bị điều động đi hết tới thành Tiên Du.
Bang phái duy nhất và lớn nhất ở Yên Phong trấn mà người dân có thể trông cậy, đó chính là Yên Phong bang.
Đây là bang phái được thành lập vào những ngày đầu Yên Phong trấn bắt đầu được tạo lập. Bang chủ hiện giờ của Yên Phong bang là Nguyễn Phong Quý, người rất được dân chúng kính nể bởi sự uy nghi và trung nghị của mình.
Tuy nhiên những năm gần đây ngài bị lâm bệnh và mọi việc giao lại cho trưởng tử là Nguyễn Phong Sơn, người được mệnh danh là Yên Phong công tử.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Phong Sơn đã thể hiện sự lém lỉnh, thông minh của mình. Nếu văn giỏi một thì Phong Sơn giỏi võ đến mười. Khi những đứa tiểu nam cùng tuổi đang bận phải đọc kinh thư, thì Phong Sơn đã luyện xong bộ cơ bản của Yên Phong kiếm pháp.
Thời gian về sau, với niềm đam mê không ngừng nghỉ của mình, Nguyễn Phong Sơn đã lĩnh hội được toàn bộ kiếm pháp của bản bang. Chưa kể là việc thường xuyên đi giao đấu để tích lũy thêm kiến thức võ học.
Tham gia vào các cuộc tiễu trừ sơn tặc, thổ phỉ cùng quân binh, khiến cho danh tiếng Yên Phong công tử lan rộng khắp Yên Phong trấn và khi đó y chưa đầy hai mươi tuổi.
Sớm đảm nhận mọi việc của phụ thân mình, Yên Phong công tử không ngừng phát triển Yên Phong bang rộng lớn hơn. Dám thay đổi y phục mà không cần xin ý kiến của Liên Đoàn.
Theo quy định của Liên Đoàn, mọi bang phái đều phải thêu danh xưng của mình trước ngực trái. Những ai không thêu thì phải trình bày với Liên Đoàn và phải được sự cho phép của Liên Đoàn thì mới được thiết kế y phục. Nguyễn Phong Sơn đã tự động thay đổi y phục của Yên Phong bang.
Bộ y phục gồm hai lớp, lớp trong màu trắng, phủ bên ngoài là lớp vải màu xanh lam và tất nhiên không thêu bất kỳ kí hiệu gì trên đó.
Khi được Liên Đoàn hỏi tội, Nguyễn Phong Sơn chỉ viết lại một bức thư với một nội dung đơn giản, đó là Huyền Thương phái và Thánh Sơn phái có bộ y phục như vậy thì tại sao Yên Phong bang lại không được. Tất nhiên Liên Đoàn đành làm ngơ.
Câu chuyện đó vẫn được lưu truyền đến bây giờ bởi sự lém lỉnh của công tử Nguyễn Phong Sơn.
Yên Phong công tử còn nổi tiếng với việc tiêu diệt hang ổ của bọn trộm cướp ngoài thành Gia Bình. Một mình y, cùng Thái Quang Huy và Đỗ Bá Phương, ba người hợp sức lại hạ thủ gần hơn hai mươi kẻ đang ở sào huyệt.
Cũng qua chuyện này, ba người được người dân thành Gia Bình đặt một biệt hiệu mới, đó là Bộ Ba Bất Thủ, ý nói ba người không bị đánh bại.
Trong lúc đang đàm đạo với bang chúng Yên Phong bang thì y nhận được thư mời tham đại hội. Nguyễn Phong Sơn cấp tốc ra lệnh cho mọi người chuẩn bị lên đường.
Vì sợ phải bị tấn công như đợt thanh trừng hỗn loạn mới xảy ra, Nguyễn Phong Sơn chỉ dẫn những thuộc hạ mới gia nhập bổn bang và các hương chủ đi tới thành Đại La, tổng cộng là bốn mươi người.
Đang rảo ngựa tiến vào cổng thành, Nguyễn Phong Sơn chợt nhận thấy tiếng động lạ ở phía trước. Họ Nguyễn liền giơ tay lên bảo đoàn người dừng lại.
Bên phải y, một nam nhân cùng một nữ nhân cưỡi trên một con ngựa đang rảo tới.
"Tội cho chú ngựa khi phải cõng hai người to lớn trên mình." Nguyễn Phong Sơn khẽ cười.
"Đỗ huynh ơi, tội đày đọa động vật cũng là một tội lớn lắm đấy." Họ Nguyễn lắc đầu.
"Yên Phong công tử. Lâu ngày không gặp, vẫn miệng lưỡi như ngày nào." Đỗ Bá Phương đáp lại.
Thế là hai người cùng phá lên cười rồi họ Đỗ cùng với Yên Phong công tử tiến vào thành. Yên Phong bang thuê một ngôi gia trang nhỏ nằm ở cổng thành phía nam nên Nguyễn Phong Sơn muốn ngỏ ý họ Đỗ về ngụ cùng.
Tuy nhiên Đỗ Bá Phương từ chối và nói rằng mình đã thuê một căn khác cũng nằm ở phía nam thành Đại La.
Biết không thể khiên cưỡng nên Nguyễn Phong Sơn đành cáo biệt. Sau đó họ Nguyễn hẹn gặp Đỗ Bá Phương ở một tửu lầu nhỏ nằm ở phía tây thành. Đang rảo bước bộ lên thì thấy trên lầu có tiếng cãi nhau. Tò mò nên họ Nguyễn bước lên.
Lúc này trên lầu, một đám Võ Lâm Quân đang uy hiếp một nữ nhân, đám người định bắt nữ nhân đưa đi.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!