Chương 43: (Vô Đề)

Sau khi nhận được thiệp mời sinh nhật của Diệp Linh, Ôn Chủy Vũ luôn đắn đo không biết nên tặng quà gì cho nàng ta.

Mọi người khi đến dự tiệc phần lớn đều sẽ gửi phong bì, nhưng điều này chỉ phù hợp cho các mối quan hệ thông thường. Tặng tiền không thích hợp với người có quan hệ thân thiết, trong trường hợp này, cần phải chọn quà sinh nhật theo sở thích của đối phương.

Ôn Chủy Vũ không giỏi nắm bắt sở thích của Diệp Linh. Cô là người thích cảm giác giao tình quân tử nhạt như nước nên quan hệ giữa hai người vẫn luôn duy trì theo cách này. Giao tình không sâu, chuyện riêng của Diệp Linh mà cô biết được lại càng ít hơn.

Diệp Linh trong ấn tượng của cô là một người kín đáo, thận trọng, có khí chất điềm tĩnh, luôn lên kế hoạch trước khi hành động. Còn về sở thích của nàng ta, ngoài việc thích tranh của cô cùng với câu nói

"Chủy Vũ, tôi rất thích" ra thì hình như không còn điều gì khác.

Ôn Chủy Vũ biết Diệp Linh thật lòng thích cô cùng với tranh cô vẽ, là dạng yêu thích từ tận đáy lòng. Đây không phải là kiểu yêu thích được thể hiện bằng hành động hay lời nói, mà là mỗi khi Diệp Linh nhìn cô, trong mắt đều lộ ra tình ý.

Diệp Linh hay im lặng quan sát Ôn Chủy Vũ, lẳng lặng không nói một lời, đôi mắt mềm mại luôn toát lên vẻ dịu dàng. Nhiều lần Ôn Chủy Vũ bắt gặp Diệp Linh đang ngắm nhìn cô, và mỗi lần như thế, ánh mắt của nàng ta lại khiến cô lầm tưởng như Diệp Linh đang ngắm nhìn cả thế giới của mình.

Ôn Chủy Vũ thường xuyên nghi ngờ bản thân, tự hỏi liệu mình có quá đa tình hay không. Nhưng cô chỉ có thể lấy lý do Diệp Linh thích mình để giải thích cho những hành động bất thường của nàng ta.

Cảm giác này không thể nói là tốt, cũng không thể nói là xấu.

Cô không muốn dây dưa với Diệp Linh, nhưng bản thân cô không phải là người lòng dạ sắt đá, làm sao có thể không động lòng?

Ôn Chủy Vũ bất chợt nhận ra bản thân lại nghĩ tới chuyện Diệp Linh thích mình, lập tức xóa tan suy nghĩ đó, vành tai có chút phiếm hồng.

Cô nhanh chóng nghĩ đến việc nên tặng quà gì cho Diệp Linh. Cuối cùng quyết định mua tặng Diệp Linh một chiếc lắc tay, để nàng ta có thể tháo chuỗi vòng hổ phách kia xuống.

Diệp Linh diện đồ công sở quanh năm, bất kể cách ăn mặc, nhan sắc hay khí chất đều có vẻ không hợp với mấy loại trang sức như vòng chuỗi hạt.

Nếu nói về sở thích cá nhân thì Ôn Chủy Vũ lại thích ngọc cẩm thạch hơn, nhưng trang sức đeo tay phù hợp với quần áo công sở thì chỉ có những loại đó. Cô chọn mua một chiếc lắc tay làm bằng bạch kim có đính kim cương, kiểu mẫu đơn giản tương đối phổ thông , về phần giá thì có hơi đắt một chút.

Loại quà trang sức này rất thích hợp tặng cho người yêu hoặc người thương,  nếu mang tặng cho bạn bè hay đối tác làm ăn thì lại không ổn cho lắm. Nhưng trên người Diệp Linh nào có món gì rẻ tiền, tùy tiện tháo ra một chiếc cúc áo cũng có thể bán được đôi đồng.

Đồ rẻ quá cô không thể tặng cho người ta, mà Diệp Linh cũng không thể mang được. Còn tặng đồ đắt tiền, hiếm khi có ai chịu tặng cho bạn bè bình thường của mình một chiếc vòng mười mấy nghìn tệ. Món quà sinh nhật này chứa đầy ẩn ý mập mờ.

Ôn Chủy Vũ cảm thấy nếu tặng chiếc vòng này cho Diệp Linh, ngay cả cô cũng sẽ nghĩ rằng mình có ý đặc biệt với nàng ta.

Sau khi mua vòng tay xong, Ôn Chủy Vũ lại buồn bực nhìn nó. Cô thật không dám tặng. Trời xanh thấu tỏ, cô không có ý gì với Diệp Linh!

Nhưng nếu cô không tặng, Diệp Linh vẫn sẽ tiếp tục đeo chuỗi hạt kia lượn lờ mỗi ngày ở trước mặt cô.

Ôn Chủy Vũ cắn răng, quyết định sẽ tặng chiếc lắc tay này, còn Diệp Linh muốn nghĩ thế nào thì tùy ý nàng ta.

Tiệc sinh nhật của Diệp Linh được tổ chức vào buổi tối.

Ôn Chủy Vũ không biết khách mời của Diệp Linh gồm những ai, có thích uống rượu hay không.

Sau khi tan ca, cô trở về nhà ăn tối với ông nội, bản thân cũng lót dạ chút ít, tránh phải uống rượu lúc bụng đói làm tổn thương dạ dày. Ăn cơm xong cô mới về phòng thay quần áo đi dự tiệc.

Ở các buổi tiệc nhỏ như thế này, trang phục quá đơn giản hay quá trang trọng đều không phù hợp. Nếu là mùa đông thì phải phiền não về chuyện phối đồ, còn mùa hạ thì đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần một chiếc đầm cocktail, phối thêm vài món trang sức cùng với một lớp trang điểm nhẹ là có thể ra ngoài.

Cô phải ra ngoài giao lưu nhiều, thường sẽ uống chút rượu nên không tiện lái xe. Trong quan hệ xã hội, cách ăn mặc và phương tiện đi lại chính là thể diện của một người. Chuyện cô cứ mãi mượn xe Ôn Lê hay thuê xe của Lí Bân đều không tốt cho việc giao tiếp trên thương trường.

Cô đã tính toán lại tình hình tài chính của bản thân, cảm thấy vẫn có thể chi trả nên đã mạnh tay mua một chiếc Cayenne.

Cụ Ôn Nho thấy cô luôn bận tham gia tiệc tùng ở bên ngoài, lo lắng chuyện an toàn cho cô cháu gái nên đã mời cho cô một nữ vệ sĩ.

Vệ sĩ đó họ Văn, gọi là Văn Tịnh, từng là bộ đội đặc chủng, sau khi xuất ngũ thì đến đầu quân cho công ty bảo an. Văn Tịnh làm việc theo chế độ hai mươi bốn giờ, mỗi ngày cô đều phải theo sát Ôn Chủy Vũ, không có ngày nghỉ cũng không có thời gian cá nhân, cho nên chi phí trả cho cô ấy cũng rất cao.

Xét về tiền lương, Ôn Chủy Vũ hoàn toàn bị Văn Tịnh áp đảo. Cũng may cô vẫn còn tiền cổ tức của phòng tranh, thi thoảng cũng kiếm được chút tiền từ công việc bên ngoài và vài khoản đầu tư nhỏ. Miễn cưỡng vẫn có thể chống đỡ, phần thiếu hụt còn lại chỉ có thể nhờ ông cụ hỗ trợ thêm.

Cô tìm vay Diệp Linh bảy triệu tệ, đến giờ vẫn chưa trả lại. Tiền lãi đã thanh toán xong, phải đợi đến cuối năm mới đến hạn trả lãi của kỳ tiếp theo. Cô đã gửi khoản tiền đó ở chỗ Ôn Lê, hiện tại phải cố gắng kiếm đủ mấy chục nghìn để lắp vào phần lãi tức.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!