Mặt trời đúng hẹn ngoi lên như hòn bi sắt khổng lồ bị nung đỏ, lão tặc thiên khoái chí hắt ánh bình minh của mình xuống nhân gian, nhuộm cả mặt biển thành màu vàng cam.
Nghi Sơn tuy gọi là sơn nhưng thực chất chỉ là một quả đồi thấp, điểm cao nhất độ hơn trăm mét so với mặt biển.
Tuy nhiên, Lê Ý cũng không khinh thường quả núi lùn này, từ góc nhìn của nó chỉ thấy ánh ban mai bị Nghi Sơn che khuất, tạo nên một đường ranh giới rõ ràng giữa cái tinh khôi, sôi động, tràn ngập sức sống của ánh bình minh với cái tối tăm, mờ mịt, u tĩnh của cảng biển buổi rạng sáng.
Quả là một khung cảnh khơi gợi nhiều cảm xúc.
Chưa đợi Lê Ý ă·n t·rộm bài thơ vịnh cảnh nào đó khoe mẽ với Trịnh Đạo thì lão tặc thiên đã bắt đầu treo cao qua tầm núi, khu đông cảng dưới chân quả núi lùn bị dãy buồm lớn màu trắng hơi ố vàng che kín mít, dội ngược ánh mặt trời làm nó lóa cả mắt.
Lê Ý đã đấu tranh với mấy lão già mãi mà không đổi được màu buồm, cứ để cái màu trắng này vừa dễ bẩn vừa hắt nắng xuống đám thủy thủ, khi đi biển xa rất dễ choáng đầu mệt mỏi.
Theo nó thì màu buồm tốt nhất là xanh lá, tệ một chút màu xanh rêu cũng được, phải cái mấy lão già nhất quyết cho rằng sơn màu trắng trên biển dễ nhìn thấy nhau, nó cũng không thể không thừa nhận là trên góc nhìn nào đó thì mấy lão già có lý.
Văng vẳng khắp bến cảng là tiếng trống, tiếng kẻng điều phối, tiến đến gần còn có tiếng mõ của thầy mo đang cúng biển, mâm cúng chỉ có rượu nếp cùng bánh trái, trầu cau.
"Hẳn là Thủy Tinh cũng thích nhai trầu cho chắc răng, chứ pha hỏi vợ bị chơi một vố cay như thế thì phải nghiến răng nhiều lắm, ha ha ..."
Vừa suy nghĩ tầm bậy nó vừa quỳ xuống trước vị bái ở mũi thuyền, lạy bốn lạy rồi đổ rượu tế xuống biển, hai anh em Trịnh Đạo, Trịnh Bang cũng bê bánh trái trầu cau ném xuống bằng hết.
Lễ tất, từ chiếc Định Hải của Lê Ý vang lên tiếng tù và báo hiệu, cả đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khỏi cảng, đi đầu là ba chiếc thuyền Đại Phàm dò đường, kế đến là chiếc Định Hải chở theo bọn Lê Ý, khóa đuôi là chiếc Định Hải còn lại.
Trên biển rộng nắng gió chói chang, cả đội thuyền cứ theo thứ tự tiến về phía trước, đám thuỷ thủ khéo léo chỉnh buồm sao cho cân bằng giữa lượng gió thu được và độ ổn định của thuyền. Một thủy thủ có kinh nghiệm thường rất kiêng kỵ cho thuyền hứng thẳng hướng gió chính.
Đi thuyền như vậy có thể khiến gió tràn ra mặt sau của buồm chính gây những trận rung lắc bất ngờ. Chơi kiểu đó được một lúc là thủy thủ cả thuyền thi nhau nhớ người yêu ngay ... ai nấy đều yêu em Huệ.
Dưới sự hợp tác của thủy thủ đoàn, đoàn thuyền nhanh chóng bắt được luồng gió xiên phù hợp rồi cứ thế dọc theo tuyến đường biển quen thuộc đều đặn lướt trên mặt biển.....
"Ngu, ngu đến thế là cùng, ở thành Nghi Sơn đàn ca sáo nhị không sướng à, sao mày ngu thế hả Bang ..."
Ba ngày đi trên biển đã làm hao sạch hứng thú của Trịnh Bang, bây giờ nó đang nằm c·hết dí trong khoang thuyền trưởng, trợn mắt cá c·hết nhìn nóc khoang, mồm lầm bầm vô nghĩa.
Lê Ý nhú đầu vào nhìn thấy nó sinh không thể luyến như thế lắc đầu chậm rãi sải bước đến cuối thuyền. Chỉ thấy Trịnh Đạo cùng hai tên phụ tá đang tíc cực ném một chiếc phao có buộc dây đánh dấu vạch số.
Hết chiếc này đến chiếc khác được ném xuống rồi kéo lên, tên này đang đo đạc các thông số của tàu Định Hải.
Thấy Lê Ý đến, hắn không quay đầu lại, mồm vừa ngậm bút vừa hỏi.
- Thuyền Định Hải này không đi nhanh hơn được à? Trung bình mỗi canh giờ chỉ đi được khoảng hai mươi tám đến ba mươi bảy dặm (5,5-7,4km/h).
Lê Ý nhún vai.
- Không phải không đi nhanh hơn được, loại thuyền này được thiết kế để đạt tốc độ tối đa sáu mươi tới sáu lăm dặm mỗi canh giờ.
- Vậy sao không đi nhanh hơn, thời gian chính là bạc đấy.
Lê Ý cười nhạt.
- Vậy em hỏi anh, anh cưỡi ngựa phi nước đại cả ngày có mệt mỏi không?
Thấy Trịnh Đạo có vẻ hơi ngộ ra, nó đủng đỉnh.
- Đơn giản là không đáng mà thôi, thủy thủ cũng là người, cũng cần chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường ngày vắt kiệt sức lao động của họ khi gặp phải gió bão làm sao bây giờ? Lấy ai xoay xở cứu thuyền?
Trịnh Đạo liếc mắt khinh bỉ nhìn Lê Ý.
- Mi nói thì hay lắm, thế hơn hai vạn tù binh người Thái năm đó đưa sang Xương Hóa bây giờ còn lại bao nhiêu người? Anh nghe nói trước sau chỉ có không đến bốn ngàn tên được mi lấy làm lính cho thương hội, số còn lại gần một vạn bảy ngàn tên đầu tắt mặt tối ở cái mỏ sắt Thạch Lục ấy đã ba năm nay.
Lê Ý nhếch mép cười với Trịnh Đạo.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!