Thấy Lê văn Linh đang tự não bổ theo đúng hướng mình vạch ra, Lê Ý cười mỉm chắp tay không nói.
Ông cụ bần thần lẩm bẩm một hồi rồi lại ngồi bó chân xuống sập, nhổ miếng nước trầu vào ống nhổ, mắt lim dim.
-Ý, mi cho rằng mi viết nhiều tri thức bách gia mà sư phụ mi truyền thụ đem đi phân phát cho thiên hạ là chuyện tốt? Những tri thức này lộ ra thì ưu thế của mi sẽ bị người khác đuổi kịp, thậm chí vượt qua.
Lê Ý không chút nào nghĩ ngợi chắp tay vái nói.
-Hồi Tri Từ tụng đại nhân, Mật Liệu tiên sinh (Trình Hiền) từng dạy
"trí giả, lo trước cái lo của thiên hạ, mừng sau cái mừng của thiên hạ". Mạt kiếp này Ý hẳn là cũng không đạt tới cái gọi là trí giả, thế nhưng lòng cống hiến cho dân cho nước vẫn là có một chút.
Đại nhân nói xem, cái lo của Đại Việt ta ở chỗ nào? Vì sao độc lập hơn năm trăm năm nay tộc ta không sản sinh ra nổi một đại gia nào hắt hào quang của mình phổ chiếu khắp thiên hạ?
Đó chẳng phải cái hại của thói của ta, ta quý đó sao. Ý, nguyện làm người đi trước phá vỡ cái lề thói ích kỷ này, mưu cầu một mai hào quang Đại Việt ta phổ chiếu khắp thiên hạ.
Lê văn Linh nhìn thật sâu vào mắt Lê Ý, không thấy chút trá ngụy nào mới thở dài, nói.
-Lão phu cũng coi như là bỏ năm sáu năm nay theo dõi kỹ càng hành động của mi, đối với tấm lòng của mi, lão phu tự nhận là có chút hiểu rõ.
Từ trước có phép sản xuất theo dây truyền, chế độ công nhân, mở mang thương buôn v.v. sau đến phép canh nông mới, đào mương đắp đường, phổ cập quân dịch v.v. không có điều nào không phải là đạo phú dân cường quốc, vậy nên lão phu mới ra mặt thúc đẩy mấy yêu cầu đó của Lê Khôi.
Lê Ý lại vái dài tới đất.
-Người hiểu Ý, là Tri Từ tụng đại nhân vậy.
Lê văn Linh hơi áp tay xuống ra hiệu nó từ từ hẵng nịnh nọt.
-Đối với sách vở tri thức do mi chắp bút, từ toán học đại cương, vật lý sơ giải, Đại Học chú giải v.v. lão phu cũng bỏ thời gian ra duyện đọc. Mặc dù còn một số chỗ chưa thực hiểu hết, nhưng những cuốn sách này đều có thể coi là xưa nay hiếm có, dùng để dạy dỗ nhân tài thực là đúng bệnh hốt thuốc.
Thế nhưng mi có nghĩ đến cái nhìn của Nho gia sao? Kể cả khi mi đã lôi kéo được bọn Trình Thuấn Du, Lý Tử Tấn thì sức cản vẫn còn rất lớn. Ta chỉ lo, hành động này của mi chính là xúc phạm đến quyền sở hữu và diễn giải tri thức của bọn chúng, đây chính là mối thù không đội trời chung.
Lê Ý cười tự tin hướng Lê văn Linh.
-Hà hà ... lão đại nhân không cần lo lắng chuyện này, đừng nói đám sỹ phu ở Quốc tử giám, kể cả đối mặt với Nho gia khắp thiên hạ, Ý cũng có chút nắm chắc thành công.
Nói đùa cái gì, đâu phải tự nhiên mà Lê Ý để cho đám Trình Hiền, Lý Thối đọc được bản thảo Đại Học chú giải của nó.
Cốt yếu là khều cho mấy lão đại nho này ngứa tay, đến lúc khai giảng trường quốc học Lam Sơn hơn hai mươi tên đại nho ta một cuốn, người một tập công bố tác phẩm của chính bọn hắn thì bố bảo đám sư sinh Quốc tử giám cũng không dám hé răng nửa lời.
Kể cả chúng cứng đầu quyết chống tới cùng thì bên phe Lê Ý cũng đã có hơn hai mươi tên đại nho đứng đầu ở xứ Lạc Việt này, cộng với sự hỗ trợ từ Thái Hậu, sau này là Hoàng Đế nữa mà còn thua đám sư sinh Quốc tử giám thì đi đầu xuống đất cho rồi.
Bị ông già đánh một trận lên bờ xuống ruộng đâu phải công không!
Nếu sáu năm trước nó há miệng nói nửa chữ cải thì ngay lập tức sẽ bị Nho gia cả thiên hạ cách cái mạng ngay.
Nhưng thời điểm hiện tại, ở năm Thái Hòa thứ nhất (1443) này, đã sáu năm trôi qua, Lê Ý dày công bố trí, câu dẫn ... à nhầm trải chiếu đón mời đại nho khắp nơi, dẫn dụ họ hấp thụ lối tư duy mới v.v.
Bốn ngày trước người ở Cẩm Giang đi khoái thuyền xuống báo, loại mực đặc biệt dùng cho in ấn đã có sản phẩm ổn định. Đây chính là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài Lê Ý dày công chuẩn bị cho tập đoàn hủ nho.
Máy in nằm trong kho ba năm nay đã sắp được nghênh đón ánh sáng, tầm này tháng sau trở đi, sách vở tri thức trăm đạo sẽ được chuyển xuống Lam Sơn với đơn vị hàng trăm quyển mỗi loại.
Với sự phổ cập của tài liệu giáo dục, có thể nói, đại thế của nó đã thành, những kẻ không tuân phục dòng chảy thời đại sẽ bị hồng thủy nhấn chìm, không có ngoại lệ.
Thấy thái độ mười phần chắc chín của Lê Ý, Lê văn Linh cũng không thèm hỏi chi tiết, có nắm chắc là được rồi. Một già một trẻ cứ ngồi nói chuyện mây gió từ sáng đến chiều, Lê Ý giữ luôn Lê văn Linh lại ăn tiệc.
Bữa tiệc sinh nhật của Lê Ý đầy ắp cao lương mỹ vị, nhất là đối với kẻ gần chục ngày nay ăn đòn thay cơm như Trịnh Bang lại càng là như thế, mấy bữa nay nó còn thiết sống là để ăn cơm ngon nhà Lê Ý.
Gạo mới năm nay ở Cẩm Giang đưa xuống, gạo Ngọc Sơn rất nhiều, nhưng đất ở đây trồng hạt gạo ăn rất chán, không thể so sánh với gạo Cẩm Giang được.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!