Đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ từ xưa đã chịu ảnh hưởng của các hệ thống sông ngòi chằng chịt. Vì vậy, người Việt đã thiện nghề sông nước từ rất sớm.
Cho đến trước thời Trần Duệ Tông cho làm đường thiên lý thì đường sông vẫn là huyết mạch giao thông chính của Đại Việt.
Người Việt không chỉ biết đóng thuyền đi trên sông mà còn thiện cả nghề đi biển. Nào phải tự nhiên mà trống đồng Đông Sơn không chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á lục địa mà còn có ở bán đảo Mã Lai, các đảo Sumatra, Java v.v.
Thậm chí, một số tài liệu khảo cổ còn tìm thấy những con thuyền buồm cỡ trung bình bị đắm ở Quảng Ngãi (bờ biển Chiêm Thành) mang các đặc điểm đặc trưng trong phong cách đóng thuyền của Đại Việt. (1)
Tuy nhiên, do phong cách mô tả có phần khiêm tốn của sách giáo khoa hiện nay, người ta có xu hướng cho rằng thuyền bè Đại Việt chỉ toàn loại thuyền độc mộc chở tầm chục người, khá hơn một chút là thuyền Mông Đồng là hết nấc.
Sự thực lịch sử thì khác hơn thế rất nhiều.
Chiến thuyền Đại Việt nhỏ nhất là thuyền Mông Đồng, mỗi bên mười hai tay chèo cùng một người cầm lái, hết thảy hai mươi lăm phu thuyền ở dưới boong.
Trên bong có tầm hai mươi đến hai lăm lính chiến.
Mông Đồng cỡ lớn có những chiếc cả trăm tay chèo (2) cùng hơn trăm lính chiến, đó là chưa kể đến thuyền Cổ Lâu (Lâu thuyền) Du Đĩnh thuyền, Hải Cốt thuyền, Đấu Chiến thuyền v.v.
Có thể nói là chủng loại phồn đa, kích cỡ nào cũng có, tốc độ nào cũng cân.
Mấy lần người Trung Quốc xâm lược đều bị thuỷ quân Đại Việt đánh tan tác trên sông Bạch Đằng là vì lẽ ấy.
Nói đến mấy trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng, người ta thường theo những gì sa bàn ở bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mô tả.
Theo đó, quân Việt sử dụng mấy chiếc thuyền con vây đánh những chiếc lâu thuyền của người Trung Quốc, còn việc đánh đắm t·àu c·hiến to lớn của giặc là công của … bãi cọc. Rất đáng mừng, tài liệu còn sót lại ở cả hai bên đều ghi nhận khác biệt hoàn toàn với cái sa bàn đó.
Bia đá trước mộ Lý Thiên Hựu – một viên chỉ huy quân Nguyên xâm lược nước ta trong chiến dịch lần thứ ba (1287-1288) có ghi chép cụ thể về chiến thuật của thuỷ quân nhà Trần như sau:
"Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao Chỉ dàn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc triều rút, thuyền quân ta không tiến được, quân ta tan vỡ …"
Sách vở chính thống của ta cũng cho kết luận tương tự.
"Trong trận phục kích đường thủy này, yếu tố quan trọng nhất là làm r·ối l·oạn đội hình hành quân của địch, từ đó dùng ưu thế áp đảo về binh lực tiêu diệt chúng.
Trận địa cọc được coi như một đội quân ngầm, có nhiệm vụ chủ yếu là chặn không cho quân Nguyên chạy khỏi trận địa phục kích … Bản thân bãi cọc không phải là phương tiện tiến công … thuyền đang vận động nhanh, chỉ cần va phải cọc thi dù nhọn hay không, mạn thuyền cũng dễ bị phá hủy.
Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, thường chỉ một số thuyền đi đầu bị vướng cọc thôi, chứ không có khả năng toàn bộ chiến thuyền lao sâu vào bãi cọc…." (3)
Từ dữ liệu cả hai phía, ta có thể thấy rằng, thuỷ quân Đại Việt dùng thuyền lớn chắn ngang sông mà đánh, lại dùng bãi cọc giữ chân quân địch, tận dụng lực lượng thuyền chiến áp đảo để tiêu diệt thuỷ quân nhà Nguyên.
Nói như vậy để thấy rằng, Đại Việt có truyền thống sông nước và sự thực là một cường quốc sông nước, đến tận thời Mạc, vẫn ghi nhận những con thuyền buồm lớn có tới năm cánh buồm được đóng mới và sử dụng.
Năng lực của nghành đóng thuyền cho phép nhà Mạc giữ được thế trận, bất chấp bộ binh nhà Mạc thường thua tan nát trước bộ binh nhà Lê Trung Hưng.
Sau khi Trịnh Tùng tiêu diệt nhà Mạc, để đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với dân số cũng như hạn chế gián điệp, nhà Lê Trung Hưng đã thi hành một số chính sách hạn chế hàng hải, trong đó có lệnh cấm đóng thuyền lớn đi biển. Những con thuyền lớn bốn năm cánh buồm bị tuyệt chủng từ đây.
Đó là chuyện của một trăm năm mươi năm sau, hiện tại nhà Lê vẫn đang còn năng lực sản xuất những con thuyền buồm cỡ trung tới cỡ lớn. Từ thời nhà Minh có bảy xưởng đóng thuyền lớn thì ba xưởng nằm ở Thừa tuyên Giao Chỉ.
Mấy năm trước Lê Nguyên Long đã cho gọi hết thợ thuyền ở Tam Giang về Nghi Sơn lập xưởng đóng thuyền mới.
Do vị trí gần Chiêm Thành, xưởng đóng tàu Tam Giang năm xưa vốn chuyên đóng lâu thuyền cùng thuyền Mông Đồng phục vụ c·hiến t·ranh.
Từ khi chuyển về dựng xưởng đóng tàu mới ở Nghi Sơn căn bản đã từ bỏ việc đóng các loại thuyền cũ.
Biết, nó biết thuyền Mông Đồng, thuyền Cổ Lâu là nòng cốt của thuỷ quân Đại Việt hơn bốn trăm năm qua, nhưng trung thực mà nói, hiện tại đã là thế kỷ XV, là khởi đầu của thời đại hàng hải, những con thuyền chỉ dùng để hoạt động trên sông và ven biển như Mông Đồng, Lâu thuyền đã không còn phù hợp với thời đại này nữa.
Đại Việt phải sớm làm quen với các nền tảng đường thuỷ mới là thuyền Đại Phàm và các phiên bản lớn hơn, mạnh mẽ hơn của nó.
Thuyền Đại Phàm cùng kích cỡ với Lâu thuyền, nhưng khác với Lâu thuyền sử dụng đáy phẳng chuyên đi trong sông, thuyền Đại Phàm là một loại thuyền đáy cong, thiết kế để phục vụ nhu cầu đi biển.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!