Sáng mai Lê Ý lên đường xuống Ngọc Sơn rồi, tối nay bà Vân đích thân xuống bếp nấu một bữa tiễn chân. Không hiểu tiễn chân thế nào chút nữa tiễn nó xuống suối vàng.
Cơm khê thì cũng tạm cho qua đi, tình thương của mẹ mà, miễn cưỡng cũng có thể nuốt được. Nồi cá kho dì Hoa đang nấu ngon lành, bà Vân chỉ việc làm Lý Thông bưng lên nhận công thì không chịu.
Cứ thích thể hiện ta đây cũng biết nấu ăn, thế là nồi cá gần xong rồi đuổi dì Hoa ra ngoài, đích thân canh lửa.
Kết quả không mong đợi gì nhiều, không thành than đã là vạn hạnh, chấp nhận ăn cá kho bóng đêm vậy.
Nồi canh chua của bà Vân đúng là ác mộng, cá sống còn máu bả cho vào nồi nước lạnh nấu canh tanh ngòm, bây giờ nó đã hiểu cảm giác của Lê Khôi lúc cố sống cố c·hết ăn bát cháo cá của nó tháng trước.
Thế còn chưa hết, nếu chỉ là canh chua bị tanh đã là vạn hạnh, đàng này dọc mùng bà Vân vắt nước không kỹ ăn vào còn bị ngứa.
Lê Điềm khinh ghét nồi cơm khê của mẹ nên chạy sang chỗ dì Hoa ăn chực từ đầu, chỉ có Lê Ý bị bà Vân hành cho dục tiên dục tử. Chán nản súc miệng bàng nước muối ấm, Lê Ý ngồi vào bàn sách nắn nón viết mấy chữ để tịnh tâm tĩnh khí.
Bà Vân ở phía sau mỉa mai nói.
-Kén cá chọn canh như thế? Có cá có thịt ăn là tốt rồi, cứ vung tay quá trán chẳng mấy chốc nhà ta phải ăn cơm độn.
Bữa ăn hôm nay là do Lê Ý tự chuốc lấy, nó biết bà Vân đang khó chịu chuyện nó bỏ giá lớn mời Thuấn Du tiên sinh dạy cho con cháu đám gia thần. Bình thường con bà đối với phó dịch hầu cận tốt một chút cũng không sao, thu mua nhân tâm mà, bên người không có mấy kẻ thề sống c·hết vì mình sao được.
Đạo Lý này từ thời còn tóc búi sừng dê Phạm Vấn đã dạy cho Phạm Vân.
Lần này Lê Ý chơi lớn thực sự, toàn bộ đám con cháu gia thần ba mươi mốt miệng đều gửi gắm Thuấn Du, Tử Tấn tiên sinh bằng hết.
Phải biết hai lão già này vào hàng đế sư, cho dù là phó dịch hầu hạ ở bên cũng là thiên đại ân huệ, đàng này Lê Ý không những xin xỏ mấy chân phó dịch bên cạnh hai vị tiên sinh, còn xin cho chúng nó vào học trường Quốc học Lam Kinh, chơi lớn như này thì phải bỏ ra cái giá cỡ nào.
Còn chưa nói đến chuyện bọn Lê Ứng, Lê Nhiệm, Lý Tiêu đều đã đến tuổi chèo chống gia nghiệp, giờ cho bọn chúng xuống Lam Sơn học ba năm lấy ai đi quán xuyến phân bộ các nơi, chẳng lẽ phó mặc hết cho các nhà khác à?
Lê Ý chậm rãi viết xong bốn chữ (Thượng thiện nhược thuỷ) đoạn ngẩng đầu nhìn bà Vân khoan thai nói.
-Lão Tử nói
"thượng thiện nhược thuỷ" Thuấn Du tiên sinh giải nghĩa rằng, người quân tử tựa như nước. Nước tạo phúc vạn vật, tẩm bổ thế gian lại không cùng vạn vật tranh cao thấp, đây là trung dung mỹ đức.
Hồ biển sở dĩ có thể để ngàn sông vạn suối quy túc là bởi vì chúng ở vào chỗ trũng, đây là khiêm nhường. Trên thế gian này không có nhiều thứ nhu nhuận hơn nước, nhưng những vật xưng là cứng rắn nhất không gì chịu nổi thế công của nước, nước chảy đá mòn là vì lẽ ấy.
Thuỷ đức cực kỳ gần gũi với đạo đối nhân xử thế, đạo đối nhân xử thế không ai không dùng, vậy nên thuỷ đức không chỗ nào bất lợi.
Bà Vân trắng dã mắt liếc xéo Lê Ý.
-Mi nói tiếng người được không?
Lê Ý nhún vai nói.
-Muốn đứng ở thế bất bại thì phải khéo léo như nước. Tĩnh trong biển hồ thì không ai lường được, sông suối cuồn cuộn chẳng làm hại đến ai thì ít kẻ thù, ban phát mưa móc ân huệ của mình đến khắp mọi nơi mà cấu thành vây cánh, mang theo cát sỏi mà mài mòn ghềnh thác.
Mẹ cho con hỏi, mưa móc nhà ta ở nơi đâu? Cát sỏi nhà ta lại ở chốn nào rồi?
Bà Vân hơi có vẻ ngộ ra, lầm bầm.
- Ý mi là?
Lê Ý chậm rãi cầm tờ giấy tuyên lên, nhìn bốn chữ
"thượng thiện nhược thuỷ" hài lòng thổi thổi hai cái, ý vị nói.
-Thành tín cùng ân đức chính là mưa móc mà nhà ta rải khắp thiên hạ, đó mới là căn bản để cai trị, là di sản lớn nhất mà Thái Tổ để lại cho chúng ta. Thái Tổ giữ tín nghĩa, vậy nên thiên hạ mới cống hiến cho nhà ta mà không sợ chó săn bị nấu.
Thái Tổ thiện ban phát ân đức vậy nên nhà ta hô một tiếng mà quần hùng khắp thiên hạ thề sống c·hết ra sức khuyển mã theo hầu.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!