Lê Ý hai tay đón tấm giáp ngực từ tay tên thợ rèn, không nặng lắm, khoảng chưa tới tám cân (4,8kg) đúng tiêu chuẩn giáp ngực cho bộ binh. Mảnh giáp ngực cho kỵ binh sẽ nặng gấp rưỡi, cỡ mười hai cân(7,2kg).
Thiết kế như vậy không hẳn là vì kỵ binh là tài sản quý giá hơn bộ binh, được rồi, nó thừa nhận là kỵ binh thực sự quý hơn bộ binh nhiều lần, nhưng đó không phải là tất cả lý do.
Một nguyên nhân khác quan trọng không kém là kỵ binh thì cơ động bằng ngựa còn bộ binh phải cơ động tác chiến trên hai chân của mình.
Việc cưỡi ngựa cho phép kỵ binh có thể thoả mái chất giáp dày nhất có thể. Một bộ giáp kỵ binh hoàn chỉnh mà nó đang cho xưởng rèn nghiên chế gồm đẩy đủ giáp ngực, giáp lưng, hộ thủ, giáp vai
-cánh tay cùng ủng chiến nặng tới ba mươi sáu cân (~21,6kg).
Với cái thời tiết như ở Đại Việt nói riêng và Đông Nam Á nói chung mà để bộ binh mặc bộ giáp như vậy thì nội chuyện thở cũng làm con người ta lao lực.
Vậy nên nó đã hạn chế khối lượng giáp bộ binh không nặng hơn hai mươi cân (12kg). Quanh đi quẩn lại một hồi thì nó rút ra tỉ lệ phù hợp là tám cân cho giáp ngực trước, sáu cân cho giáp lưng(3,6kg) ba cân cho khôi mạo (1,8kg) và ba cân cho giáp vai – cánh tay, bỏ hoàn toàn giáp váy cùng ủng chiến.
Lê Ý sờ vào viền dưới giáp dày độ một phân (4mm) phần giáp viền trên dày chừng một phân rưỡi (6mm) Lê Ý đưa tấm giáp cho Lê Điền kiểm tra rồi hỏi tên thợ rèn.
- Tấm giáp này phân bố cụ thể như thế nào.
Tên thợ chính chắp tay vái nói.
- Dạ, bẩm cậu lớn, mảnh giáp này nặng bảy cân mười hai lạng (4,65kg) rèn thành hình giọt nước, giữa ngực giáp dày nhất khoảng hai phân (8mm) mỏng dần về các rìa, rìa trên dày một phân rưỡi, viền dưới dày một phân.
Con cho rằng ở khoảng cách mười lăm trượng trở lên cản đạn súng hoả mai không là vấn đề gì lớn ạ.
Lê Ý ra vẻ hài lòng quay sang hỏi Lê Điền.
- Chú điền thấy tấm giáp này thế nào, tốt hơn bố diện giáp chứ?
Chưa trả lời vội, Lê Điền cầm tấm giáp bằng một tay, tay còn lại vê râu đăm chiêu, đột nhiên lão rút con dao găm ba cạnh ra đâm thật mạnh vào phần bụng của tấm giáp.
[Két ~] Tiếng thép rít chói tai vang vọng khắp xưởng thép, con dao của lão xuyên lút cán phần bụng tấm giáp. Lê Điền nhẹ nhàng như không rút con dao ba cạnh ra, rồi lại đâm thật mạnh vào giữa ngực giáp.
[Két~] Lại xuyên, lần này con dao vào được một phần ba rồi dần chững lại, đến một nửa thì không tiến được nữa.
Hơi tốn sức hơn một chút, Lê Điền rút con dao ba cạnh ra, xem xét m·ũi d·ao một lát rồi cười nói với Lê Ý.
- Hồi thiếu chủ, nếu đối phương là cao thủ nhất phẩm đỉnh cao, trang bị dao ba cạnh thì áo giáp này chưa đủ. Còn đám lính tráng bình thường thì không cách nào dùng v·ũ k·hí lạnh gây tổn thương cho người mạc tấm giáp này được. So với bố diện giáp chỉ có hơn chứ không kém.
Nghe được lời khẳng định của Lê Điền, Lê Ý thở phào một hơi rồi nói với Bùi Sái.
- Hôm nay đã tương đối muộn rồi, ngày mai chú Sái đem mấy khẩu súng hoả mai đi bắn thử. Nếu có thể chặn đạn súng hoả mai từ ngoài mười lăm trượng thì đại công cáo thành, ha ha ha …
Lại ngồi chờ thợ rèn còn lại rèn đao, một thanh đao từ thép điền cương với thợ có tay nghề trung bình, không yêu cầu chất lượng quá cao thì cần khoảng hai canh giờ, thép mới của Cao Giáp thì thợ rèn chưa biết tính chất như thế nào nên vừa rèn vừa dò xét, mãi đến cuối giờ tí (qua 12h30 đêm) mới xong.
Cầm trên tay cây đoản đao mới được mài thô chưa đánh bóng, Lê Điền múa may vài đường rồi chém thẳng vào khúc gỗ nhãn to bằng bắp đùi.
Nhìn khúc gỗ bị cắt làm hai ngọt xớt bằng cây đao mới mài thô, Lê Ý nuốt một ngụm nước bọt.
"Chú Điền mới là nhất phẩm cao thủ đã khủng kh·iếp như thế này, thử hỏi Tông sư như ông già còn kinh khủng đến mức nào. Thảo nào người ta bảo nhân vật thuộc hàng binh chủ có thể quyết định thắng bại một trận tao ngộ chiến."
Nhìn thấy thành quả từ nhát chém của mình, Lê Điền ra chiều hài lòng lắm. Vuốt vuốt búng búng lưỡi đao rồi lại bẻ ngang cây đao thành góc ba bốn mươi độ, thả ra thấy đao vẫn thẳng, lão gật nhẹ đầu nói với Lê Ý.
- Loại thép này có độ cứng cùng độ đàn hồi đều khá tốt, cây đao này không hẳn là tốt nhất nhưng đã là trên mức trung bình. Thép trong xưởng của triều đình làm đao quá nửa không bằng cây đao này.
Được như vậy là nó đã rất hài lòng, yêu cầu của nó khi bắt đầu nghiên cứu phép đổ thép là tạo ra thứ thép có sản lượng cao, chất lượng đồng đều và có thể kiểm soát.
Nó chưa ảo tưởng đến mức vừa đầu tư chưa được chục năm đã chế ra thứ thép có chất lượng khoáng cổ tuyệt kim.
Lê Ý tự tin trước sau gì mấy xưởng nghiên cứu của nó cũng chế ra thứ thép vượt trội thời đại này. Nào thép niken, thép coban, thép mangan, thép crom v.v. sớm muộn gì nó cũng sẽ vươn tới những đỉnh cao luyện kim đó.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!