Chương 26: Khát Vọng

Mấy hôm nay Lê Ý chuẩn bị cho dân trấn Cẩm Giang thu hoạch vụ Chiêm Xuân. Lúa chín độ chín phần mười là thu hoạch được rồi, không nên để chín hẳn, khi đó hạt lúa rơi rụng nhiều, rất tốn công sức nhặt nhạnh.

Năm nay Cẩm Giang gieo trồng năm ngàn hai trăm mẫu ruộng, trong đó ruộng mới lên tới gần một ngàn hai trăm mẫu.

Ruộng lúa Cẩm Giang có thể chia làm hai loại chính, ba ngàn một trăm mẫu ruộng nước dự tính đạt sản lượng hơn bốn triệu ba trăm năm mươi ngàn cân thóc, hai ngàn một trăm mẫu ruộng cạn dự tính đạt sản lượng một triệu chín trăm ngàn cân thóc.

Trừ đi số hao mòn có thể thu về ít nhất sáu triệu cân thóc. Thời này kỹ thuật xay xát chưa triệt để, tỉ lệ gạo thu được so với thóc chỉ là sáu mươi phần trăm, nghĩa là hơn sáu triệu cân thóc này xay xát ra được đâu đó ba triệu sáu đến ba triệu bảy trăm ngàn cân gạo.

Chỉ riêng số gạo vụ chiêm xuân đã đủ nuôi sống gần sáu ngàn dân Cẩm Giang, cùng bốn ngàn công nhân ở công xưởng Vĩnh Xương lẫn xưởng nghiên cứu của Lê Ý cả năm.

Mấy năm trước, khi đất chưa thuần Lê Ý thường quy hoạch mỗi năm một vụ lúa, một vụ đậu để chăm đất cũng như hạn chế sâu bệnh nên mấy năm trước nông hộ ở Cẩm Giang đều phải bán đậu mua gạo.

Mãi đến năm ngoái, khi đất đã thuần mới cho trồng hai vụ lúa một năm, thành trấn mới cơ bản tự túc được lương thực cho chính nó.

Vụ mùa năm nay sẽ tiếp tục trồng đậu, nó cho rằng ba vụ lúa một vụ đậu là vừa đủ để cân bằng giữa lợi ích từ việc luân canh với lương gạo thu được.

Lê Nguyên Long vẫn tính là có chút tử tế, ruộng mới tái khai khẩn đều được miễn thuế ba năm. Những khoảnh ruộng đầu tiên từ năm năm trước đến năm ngoái mới phải nộp thuế, Lê Nguyên Long bảo cứ đưa thuế gạo xuống công xưởng tính là phần của hắn.

Số thuế ruộng thiếu hắn sẽ xuất tiền trong nội khố ra bù vào quốc khố theo giá hiện hành.

Các năm trước đó đều phải nhờ cậy vào lộc điền ở Lôi Dương cùng tám ngàn mẫu ở Ngọc Sơn chuyển lên nuôi dân cũng như cung cấp nguyên liệu cho xưởng rượu.

Đương nhiên không chỉ mình nhà nó lo thóc gạo cho xưởng rượu ở Vĩnh Xương, Trịnh Khả, Lê Sao, Trịnh Khắc Phục độ hơn mười nhà cũng thường đưa lương lên ủ rượu. Mười mấy nhà còn lại lo trồng mía sản xuất đường tinh cùng nhục tinh (bột ngọt).

Nằm vắt vẻo trên võng gần bờ ao, tay nó vô thức ném bỏng gạo cho cá ăn. Lê Điền đã chạy xuống Ngọc Sơn đưa sách vở mua được ở nước ngoài về.

Từ hai ba năm nay mỗi chuyến hàng của thương hội Vĩnh Xương đi buôn ở Đại Minh, Đại Hoà, Triều Tiên đều có trách nhiệm thu mua sách vở về Đại Việt.

Tương lai mở được thương lộ tới Thiên Trúc (Ấn Độ) sẽ có thêm sách vở Ấn Độ, Ả Rập và xa hơn nữa.

Đó đều là căn cơ của Đại Việt sau này, không thể coi nhẹ. Vậy nên từ trước đến nay đều do gia thần đích thân hộ tống từ Ngọc Sơn về Cẩm Giang biên tập.

Từ lâu Lê Ý cùng Lê Nguyên Long đã có ý định thành lập một trường quốc học cùng một viện nghiên cứu học thuật phụ thuộc ở Lam Kinh.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước thịnh, tri thức chính là chất dinh dưỡng tạo nên cái nguyên khí đó.

Tri thức được hệ thống hoá lại càng là thuốc đại bổ, đến lúc đó gượng ép tạo ra hiền tài theo kiểu nhồi vịt cũng là một ý tưởng không tệ.

Muốn có được tri thức thành lớp lang, có thứ tự thì phải có trung tâm nghiên cứu, biên tập, hiệu đính đàng hoàng.

Nó cảm thấy Lê Khôi nói không sai, muốn dựng được đài cao phải đào móng sâu.

Không phải Lê Ý không có ý định đốt cháy giai đoạn, nắm trong tay tri thức của cả năm sáu trăm năm sau muốn cưỡng ép nâng cả một nền học thuật cũng không phải là không được.

Nhưng vấn đề là tận hưởng tri thức có sẵn như vậy mà không có tinh thần nghiên cứu, không có quy trình nghiên cứu, không có thói quen đặt câu hỏi thì sau khi Lê Ý c·hết nền học thuật Đại Việt cứ như vậy chững lại à?

Trên dòng sông lịch sử từng xuất hiện bao thiên tài tuyệt thế, bao nhiêu phát minh vĩ đại, bây giờ đâu cả rồi?

Thúc đẩy học thuật phát triển, xã hội tiến lên không phải việc một người có thể làm được. Đó phải là nỗ lực không ngừng của nhiều người, nhiều thế hệ mới có thể đưa quốc gia xương thịnh ngàn năm.

Lê Ý thậm chí có một ý tưởng, nếu như ở đời sau nó sẽ bị cả cộng đồng mạng rủa xả, phỉ nhổ, thậm chí coi nó là phường tâm thần.

Hiện giờ Đại Việt có thể cho nó một cơ hội, cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực.

Vứt những chuyện ước vọng cao xa sang một bên, quay lại chuyện học thuật

Muốn có được tinh thần nghiên cứu, muốn có quy trình nghiên cứu, muốn có thói quen đặt câu hỏi thì phải rèn luyện ngay từ khi Lê Ý còn sống. Có như vậy nền học thuật quốc gia mới bền vững, không phụ thuộc vào cá nhân nào.

Muốn mở rộng được sự học, trước hết, quan trọng hơn cả sách vở là phải có được bộ chữ tiện lợi cái đã.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!