Chương 25: Hoạ Quốc

Lê Khôi móc trong lòng ra một tấm lụa màu vàng, bên ngoài thêu hai con ngũ trảo Kim Long, hai tay đưa lên cao quá đầu. Miệng nghiêm trang tụng xướng.

- Tiên Đế di mệnh, quần thần tiếp chỉ.

Cả điện Hội Anh đều há hốc mồm nhìn tấm lụa vàng trên tay Lê Khôi. Bọn hắn đang định nghe xem Lê Khôi muốn chia sẻ phép canh tác mới theo lý nào, có thuyết phục được bọn hắn không.

Kể cả có thuyết phục cũng phải kéo dài thời gian để tay chân bên dưới có thể xoay xở, ai ngờ.

Thế là cả triều đường quỳ xuống nghe chỉ, ngay cả Thái Hậu cũng không ngoại lệ.

- Chúng thần thính chỉ. (x56)

"Từng nghe, muốn xương thịnh, phải dựa vào nghề nông, được như thời Kiến Nguyên nhà Hán hay Trinh Quán nhà Đường thì đời sau mới không có lời chê trách. Trước kia trẫm sai hoàng gia tử đệ là Ý cùng với gia nô là Cung dốc sức mà cải tiến phép canh nông, tiền của đổ ra không biết bao nhiêu mà kể.

Đến nay đã hơi có thành quả, nhưng phân phối điềm lành ra sao, trẫm vô cùng lo nghĩ. Hiền giả nói, lộc phải phân cho kẻ tài năng, tài phải rải cho người thân thuộc.

Nay kỹ thuật canh nông mới trước nên lan truyền trong tông tộc, cựu thần, sau nên phổ cập ở lộ Thanh Hoá là đất thang mộc nhà ta, đó là theo phép xưa vậy.

Sau đó cứ theo quy chế mà mở rộng ra, những dân nào chịu giáo hoá của triều đình thì trước sau đều được lộc vua cả, đó chẳng phải đạo của thánh quân ngày xưa hay sao.

Nếu làm ngược lại, để người thân thuộc chịu thiệt thòi, đất thang mộc chịu đói kém, kẻ trung trinh chịu buồn tủi mà để bọn phản phúc được hưởng lợi lớn, phường đạo chích được dùng phép hay, đó chẳng phải là đường đến diệt vong sao.

Sau này chuyện phân phối điềm lành cứ theo phép ấy mà làm."

- Chúng thần lĩnh chỉ. (x56)

Đọc xong di mệnh lại đưa cho Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Đinh Liệt xác nhận. Lê Khôi không khỏi khen thằng con mình có mắt thấy xa.

Ngay từ thời điểm Lê Khôi ra can dán Lê Nguyên Long đừng ghé nhà Nguyễn Trãi, Lê Ý đã liệu trước Lê Nguyên Long khó mà nghe lời Lê Khôi. Bèn dặn Lê Khôi nếu không khuyên được thì lui một bước mà cầu việc khác, chính là tờ di mệnh có ấn tỷ Hoàng Đế này.

Trịnh Khả, Nguyễn Xí xem xét một lượt rồi đưa cho bọn Trình Thanh, Đào Công Soạn.

Đào Công Soạn nhìn từng nét chữ rồi gật đầu, nét mặt có chút ê răng.

- Đây đúng là di mệnh của Tiên Đế, không giả được.

Kèo này hỏng, đúng thật là di chí của Tiên Đế thì chịu hẳn, lễ giáo lấy c·hết làm lớn, di chí của Hoàng Đế lại càng lớn, không ai dám đứng ra phản đối.

Trình Thanh chắp tay vái.

- Không biết theo ý Đại Tông Chính đại nhân thì bây giờ phải làm thế nào?

Lê Khôi nào dễ bị gài như vậy, lão nghiêm mặt, nghĩa chính ngôn từ nói.

-Mong Nội mật viện Chánh chưởng Đại nhân cẩn thận phát ngôn của mình. Ta chỉ là đang thực hiện di chí của Tiên Đế, chứ tuyệt không phải ý riêng của ta, hơn nữa, tông tộc họ Lê vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ điềm lành với lê dân bách tính.

Cái chính yếu cần xem xét là, ai mới là con dân Đại Việt chịu triều đình giáo hoá. Chỉ cần chứng minh được điểm này họ Lê nào có tiếc chi.

Ngự sử Trung thừa Bùi Cầm Hổ hướng Lê Khôi vái dài.

- Làm cách nào chứng minh, mong đại nhân nói cho biết, Hổ thề dốc hết sức lực giá·m s·át việc này.

Nhận được lời cam đoan từ Bùi Cầm Hổ, Lê Khôi an tâm mở điều kiện.

- Đơn giản thôi, để chứng minh làng xã chịu giáo hoá của triều đình có ba điều kiện. Một là mở đường thông ra bên ngoài, mỗi làng phải có ít nhất ba con đường kết nối các làng khác, đường ít nhất vừa một xe ngựa đi qua.

Hai là mở cửa thông thương, các làng không được ngăn cản thương buôn qua lại, buôn bán. Ba là phổ cập quân dịch, từ nay thanh niên đủ mười bảy tuổi sẽ phục quân dịch hai năm, hết hai năm sẽ về làng như thường, không được sai lầm.

Chưa chờ Bùi Cầm Hổ nói gì đã nghe thấy mười mấy tiếng hô lớn.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!