Đại Việt từ xưa là một quốc gia nông nghiệp, dân chúng cơ bản có thể sống đến hết đời mà không cần đi quá xa khỏi lũy tre làng.
Nếu có nhu cầu trao đổi buôn bán gì thì cũng có thể sử dụng đường thủy.
Vì vậy triều đình Đại Việt từ buổi đầu lập quốc không mấy coi trọng chuyện làm đường, trong mắt các nhà cầm quyền ở Hoa Lư và Thăng Long làm đường chỉ là nhu cầu thứ cấp đứng sau vét kênh và đắp đê.
Mãi tới cuối thời Trần, với nhu cầu tập trung quyền lực ngày càng cao cũng như vận chuyển vật tư, lực lượng quân sự ngày càng tăng những năm đầu niên hiệu Long Khánh (1373-1377) vua Trần Duệ Tông đã cho xây đắp đường xá nối từ Thăng Long vào đến Hà Hoa (Hà Tĩnh).
Đến thời Hồ, năm Thiệu Thành thứ hai (1402) vua Hồ Hán Thương lại cho đắp đường đến tận Hóa Châu (Huế) đặt phố xá cùng dịch trạm, đường Thiên Lý có từ đây.
Thời Lê Sơ từ lộ Lạng Sơn (Bắc Đạo) đến huyện Tư Vang (Thuận Hóa) hơn hai ngàn dặm đường, mỗi ba mươi đến bốn mươi dặm lại có một trạm dịch.
Mỗi trạm có 12 người, trong đó có một đội phu, một đội phó và 10 phu trạm cùng 4 con ngựa.
Mỗi trạm bốn ngựa tuy không nhiều nhưng cơ bản là đủ để truyền tải công văn của triều đình đến trạm kế tiếp. Đám phu trạm vì kiếm thêm thu nhập cũng kiêm luôn việc ăn ở cho khách thương, quan lại công cán ngang qua.
Giả dụ như đoàn người của Lê Khôi chiều hôm nay chẳng hạn, Lê Khôi đem theo hai tên gia thần Lê Cẩn, Đỗ Hậu cùng đám nội thị của Lê Nguyên Long và sáu mươi thân binh.
Hết thảy gần trăm người đến dịch trạm ở huyện Duy Tân, chỉ còn cách thành Đông Kinh tầm trăm dặm nữa.
Ý Nguyễn Cung muốn đi thâu đêm rạng sáng mai về đến Đông Kinh nhưng Lê Khôi ý vị cười lắc đầu.
Bốn ngày đi hơn bốn trăm dặm, dù người hay ngựa đều đã mệt mỏi vô cùng, Kinh Lộ đang phong vân biến ảo, ai mà biết được có con chó điên nào cùng đường dứt dậu không cơ chứ.
Binh lính phải được giữ vững thể lực để sẵn sàng đối mặt bất cứ tình huống phát sinh nào.
Vào dịch trạm, rửa ráy qua loa một chút Lê Khôi liền gọi đám người Lê Cẩn, Nguyễn Cung vào phòng bàn bạc.
Nghiêm trang ngồi trên chủ vị, Lê Khôi nhìn Nguyễn Cung, hắn đầu đội mũ mềm, trên khảm một miếng bạch ngọc, người mặc áo viên lĩnh, hông thắt đai, chân đi đôi giày đế mỏng, mặt đen không râu.
Tuy đã ngoài bốn mươi nhưng hai mắt linh động vô cùng, trông rất có tinh thần, môi hơi cong có vẻ chưa nói đã cười.
Nguyễn Cung là viên hoạn quan thân cận nhất của Tiên Đế, năm xưa Lê Sát thấy Lê Nguyên Long tin dùng Cung, tâu xin Hoàng Đế g·iết đi, vua không nghe. Đến mức Lê Sát cáo ốm không vào chầu vua vẫn không nghe là vì Nguyễn Cung giỏi xu nịnh sao?
Thái Tổ nói:
"Hoạn quan chỉ dùng để hầu hạ, dọn dẹp trong cung thôi, chuyện trong nhà trên triều phải dựa vào gia thần".
Lê Khôi cho là phải, trong nhà lão mấy tên gia thần đều thân như tay chân, có việc gì đều có thể nương cậy vào. Vì vậy ban đầu nghe tin Lê Nguyên Long vì một tên hoạn quan mà làm phật lòng Lê Sát thì lão khá khó chịu.
Đến hôm nay Lê Khôi cũng không thể không thừa nhận Lê Nguyên Long có phép dạy hoạn quan, gần trăm tên thiến hoạn phục thị hắn đều trung thành cảnh cảnh, kể cả vua c·hết cũng không ảnh hưởng chúng tiếp tục thi hành nhiệm vụ được giao.
Mười bảy tên nội thị năm năm như một ngày theo Lê Chiêm khai hoang, không ngại việc tay chân vất vả mà ngày ngày quan sát tiến độ, ghi chép luôn luôn.
"Thằng Long đúng là có đám nô tỳ được việc."
Lê Ý thầm than, đoạn bình thản hướng Nguyễn Cung hỏi.
- Chuyện ở Đông Kinh mi nắm được hết chứ.
Nguyễn Cung vẫn đứng khom người, Lê Khôi là Lê thị Đại Tông Chính, chủ tử đã băng, tiểu chủ còn nhỏ tuổi, làm nô tài như hắn bây giờ cứ nghe theo Lê Khôi là được, chẳng lẽ Lê Khôi còn có thể c·ướp ngôi cháu mình hay sao, nghĩ đến đây hắn lại khom lưng cung kính.
- Bẩm Đại Tông Chính đại nhân, lão nô đúng là có nghe qua một chút.
Nghĩ đến thế cục Đông Kinh, Lê Khôi không khỏi nhức đầu, với thế và lực hiện tại của tông tộc họ Lê mỗi một nước cờ đều cần cẩn trọng như đi trên cầu khỉ. Hít một hơi thật sâu, lão chậm rãi nói.
- Tình hình hiện tại căng thẳng, tháng trước có kẻ nhịn không nổi nắn gân Lê thị, ta đã cho chúng bài học nhỏ. Nhưng tình thế kinh thành vợ goá con côi không dễ thao tác, vả lại, ở Đông Kinh ta cũng không thiện mở sát giới.
Bọn mi lần này về kinh phải giải trình sản lượng lúa gạo ở Cẩm Giang, đây là chuyện lớn, chỉ cần vụ mùa năm nay có thể triển khai ở lộ Thanh Hoá, vụ Chiêm sang năm phổ cập khắp Kinh Lộ thì không còn đứa nào dám dị nghị gì Thái Hậu nữa. Khi đó quyền lực sẽ suôn sẻ truyền đến tay tiểu Hoàng Đế.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!