Gia binh Lê thị thấy đoàn người tạo thành con rắn dài cả mấy dặm, đoạn đường trước bến phà toàn người là người thì gọi Lê Ứng ra báo cáo. Lê Ứng là con cả của Lê Điền, từ năm mười lăm tuổi đã đi theo thiếu chủ Lê Ý, đến nay mười chín tuổi đã có thể tự lo một phía, rất được Lê Ý tin dùng.
Nó nhóc đầu lên nhìn, thấy Hầu gia, tiểu Hầu gia cùng bố nó sóng vai lên phà liền chạy ra bờ sông xác nhận một lần nữa rồi xoay người chạy về phủ, vừa chạy vừa hô.
- Phu nhân, Hầu gia đã trở về, phu nhân, tiểu Hầu gia cũng đã trở về.
Thanh âm hoan hỷ từ trấn tường một mạch reo đến Hầu phủ. Trên đường nhất thời yên tĩnh, đoạn già trẻ lớn bé Cẩm Giang cùng nhau tuôn lên tường trấn, vẫy tay reo hò hoan nghênh gia chủ của bọn họ trở về.
Chờ con phà đầu tiên đưa Lê Khôi, Lê Ý cùng bọn Lê Điền, Lê Chiêm hơn một trăm người qua sông.
Đứng đón ở hàng thứ nhất là đám thân binh không theo Lê Khôi xuất chinh. Mấy trăm người đồng loạt rút trâm xoã tóc, quỳ một gối xuống trước mặt Lê Khôi, hai tay chắp trên gối còn lại hô to ba lần.
- Cung nghênh Hầu gia khải hoàn trở về, Hầu gia uy vũ!
Lê Khôi, Lê Ý, Lê Điền, Lê Cẩn cùng bọn quân Nam Xương cả hai bên bờ cũng đặt tay ngực trái đáp lại ba hồi.
- Đại Việt tất thắng, Lê thị uy vũ!
Xuất quân khải hoàn trở về phải làm lễ, đây là trình tự cần thiết, có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
Lê Khôi đã sớm làm qua vô số lần, Lê Ý lần đầu thụ hưởng lễ khải hoàn có chút cảm xúc trào dâng.
Người Lạc Việt gặp nhau thường chỉ vái chào, trừ khi là cha mẹ hoặc bậc bề trên thì lạy ba lạy, gặp quân chủ mới có tam quỳ ngũ vái. Nhưng tướng sĩ xuất chinh là ngoại lệ, đắc thắng khải hoàn lại càng hơn một bậc, lễ nghi long trọng đến mức nào đều có.
Năm kia chú nó đánh Cầm Nghiễm là một tên giặc cỏ dưới trướng chỉ có vài ngàn con tạp ngư, thắng trận trở về còn làm đại điển, dân Đông Kinh nghỉ ngơi ba ngày.
Sau lại bắt bọn tù binh diễu trên quan đạo từ Đông Kinh về Lam Kinh, vua dâng tù binh làm lễ tế ở Thái Miếu.
Nhà nó chỉ ba chúc ba đáp đã coi là giản lược hết sức.
Sau khi Lê Khôi cùng quan quân phúc đáp ba tiếng, toàn bộ bách tính trong trấn không phân biệt nam nữ lão ấu sang hèn đều vái chào, đây là vinh quang tướng sĩ xuất chinh nên có.
Nhà Lê trọng nhất là quân công, con em Thanh, Nghệ cũng lấy tòng quân làm quang vinh, phong thưởng càng là trọng hậu. Một tên kiêu binh (1) đã trải qua chiến trận lại có miếng quân công trên người địa vị vượt xa thương gia bạc triệu.
Năm đó Thái Tổ dấy nghĩa hoàn công, thấy quân sĩ ném đầu lâu, vẩy nhiệt huyết mà tưởng thưởng không sánh bằng những kẻ lẩn khuất trốn tránh hoặc buôn bán chuộc lợi. Vậy nên vua cho xác định lại mức độ ưu tiên cấp đất (tư liệu sản xuất quan trọng nhất thời phong kiến) đảm bảo thứ bậc xã hội cho binh sĩ.
Quân đội nhà Lê dục huyết phấn chiến là vì lẽ ấy. (2)
Lê Khôi chắp hai tay vừa đi qua vừa hướng đoàn người vái tạ, gặp lão thì nâng đỡ hỏi han, gặp trẻ nhỏ thì bế lên trêu chọc.
Lê Ý đi sau ông già chẹp miệng không thôi, thu mua nhân tâm đã ăn vào máu đám lãnh chúa, huân quý rồi, nhất là Lê thị bây giờ đã là thiên hạ đệ nhất huân quý, càng không thể có bất cứ tỳ vết nào.
Kể cả bàng chi cũng không được.....
-Anh Ý, há mồm aaa ...
Lê Ý một thân đất cát bẩn thỉu nằm ngửa ra sập, mồm há to ăn đào em gái đút cho. Em gái nó năm nay mới bảy tuổi, rất ngoan, rất thương anh trai, gọi là Lê Điềm.
Tên Điềm () có nghĩa là an tĩnh, lặng lẽ mà yên ổn. Đủ thấy lão đầu nhà nó hy vọng gì ở mấy đứa con rồi. Trai đặt là Ý (tốt lành) gái đặt là Điềm (yên ổn).
Khuân mặt nó thỏa mãn để nhũ mẫu cởi giúp áo giáp trên người. Mẹ nó vừa lau nước mắt vừa cằn nhằn sao đen vậy sao gầy vậy
"lão đầu c·hết tiệt không biết chăm con" v.v.
Vừa nói vừa kéo tay con trai yêu thương vuốt ve, thấy da nó có vết sần sùi lại khóc lóc bảo
"đây đâu phải thứ con ta có thể chịu được".
Lê Khôi ngồi một bên đưa tay lên day day đầu, áo giáp của lão không ai cởi giúp. Trước kia mỗi lần lão xuất chinh trở về là phu nhân đều cởi giáp, hỏi han chăm sóc lão. Con tim mong manh bốn mươi bảy tuổi khó chịu á.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!