Lại nói bên này, sau khi nhóm Tạ Lang ngồi thuyền khác rời đi, ánh nắng sớm mai dần ló dạng phía Đông. Chàng đặt chiếc đàn ngọc trên gối, tay dạo cung đàn, tiếng nhạc thanh nhã bay vút lên tầng không.
Gần như tiếng đàn của Tạ Lang vừa vang lên, hai vị ẩn sĩ bên cạnh cũng đồng thời gõ trống và thổi huyên hợp tấu.
Nếu Cơ Tự có mặt ở đây, nhất định có thể nhận ra ba người đang hợp tấu chính là bản Xích Bích Ca.
Khi ấy bầu trời hửng sáng, cò trắng lượn đầy mặt sông, ba trăm người trên thuyền đều im lặng lắng nghe tiếng đàn của chàng.
Hồi lâu sau, Tạ Lang khoát tay, tao nhã đẩy đàn ngọc ra, cười sang sảng nói:
"Khúc nhạc này thế nào?"
Nhóm ẩn sĩ vỗ tay khen ngợi:
"Rất hay, tang thương hùng tráng, thật có thể nói là tuyệt thế. Hôm ấy lần đầu nghe khúc đàn này bọn ta còn tưởng khúc đàn cổ nào đó, không ngờ tiểu cô kia tấu lại là khúc đàn của Tử Diễm."
"Khúc tiểu cô Cơ thị tấu tựa như ánh trăng tối qua, tuy thanh nhã thật đấy, nhưng lại đau thương cùng cực, tựa thể hồn ma oán thán. Mà khúc nhạc Tử Diễm tấu giống như buổi bình minh hôm nay, nắng sớm trong suốt, soi vạn dặm giang sơn làm toát lên nét bi hùng.
Đúng là cách tấu nhạc khác nhau sẽ mang đến hiệu ứng khác nhau."
Hóa ra trí nhớ của Cơ Tự về kiếp trước quá mơ hồ, khúc Xích Bích Ca mà nàng tấu tối qua thật ra không phải nguyên bản của Tạ Lang sáng tác. Khúc đàn trong trí nhớ của Cơ Tự là khúc nhạc đã được cải biên lại từ khúc của Tạ Lang vào bốn mươi năm sau.
Qua ngần ấy năm biển hóa nương dâu, hơn nữa khi ấy vương triều Lưu Tống cũng đã đi đến hồi diệt vong, một tài tử nhà nghèo đứng bên bờ Xích Bích, cảm khái thế sự xoay vần, liền cải biên lại khúc Xích Bích Ca của Tạ Lang.
Bởi vì trong lòng y mang nỗi buồn thương, nên dù khúc nhạc này còn hoa mỹ hơn cả bản của Tạ Lang nhưng lại mang theo uất ức, thiếu vài phần phóng khoáng. Có điều bởi vì nguyên khúc là do Tạ Lang sáng tác, tài tử kia chỉ sửa lại vài đoạn nên trên danh nghĩa vẫn là của chàng.
Nói cách khác, Xích Bích Ca thời đấy có hai khúc, một bản là nguyên tác của Tạ Lang, một bản là Cơ Tự đã tấu tối qua.
Hôm đó ở chùa Khô Vinh, sau khi Cơ Tự thổi tiêu đi xuống núi, Tạ Lang mới tấu lên khúc Xích Bích Ca mình vừa sáng tác.
Thế là những ẩn sĩ này đều cho rằng Cơ Tự ở dưới chân núi nghe Tạ Lang đánh đàn, sau đó cải biên lại trong vòng vài ngày, đến tối qua vì muốn cầu kiến Tạ Lang nên nàng cố ý tấu khúc nhạc này.
Trong tiếng bình luận của mấy ẩn sĩ, Tạ Lang chậm rãi đứng dậy, áo bào phấp phới, bước về đầu thuyền. Nhìn dòng sông mênh mông phía trước, trong đầu chàng bất giác hiện ra khung cảnh tráng lệ tối qua và cả vị tiểu cô khiến chàng vừa hoang mang vừa thưởng thức kia.
***
Sau khi cứu giúp đám người Kinh Ly khỏi kiếp nạn, nhóm Cơ Tự liền tăng tốc về thẳng Kinh Châu. Họ nghỉ lại Kinh Châu một đêm, lúc về đến huyện Kinh đã là buổi chiều hôm sau.
Vừa đến cổng trang viên nhà mình, Cơ Tự đã bị kinh sợ vì đám đông chen chúc trước cổng. Không chỉ nàng mà ngay cả nhóm Tôn Phù, Dữ Trầm cũng ngơ ngác nhìn nhau.
Cơ Tự vội vàng bảo Lê thúc đánh xe vào ngõ hẻm, vẫy tay nói với Tôn Phù:
"Thúc đi nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra thế."
Tôn Phù quay lại rất nhanh, y tươi cười kề đến xe lừa bẩm báo: "Nữ lang, những người kia đều đến bái phỏng người. Trong bọn họ có người là bạn bè, có người là đồng liêu với lão đại nhân trước đây, còn có người mới chuyển đến cạnh trang viên chúng ta.
Tôi hỏi thăm rồi, những người này biết nữ lang được Chu lang ở Kiến Khang yêu thương, định cưới làm chính thê nên cố ý chạy đến để nhờ vả nữ lang đấy ạ.
Đặng Lý Chính còn nói nữ lang thân cô thế cô, gả vào Chu gia sẽ bị người khác bắt nạt, nên nhờ người mượn thế.
"Hóa ra là vậy, Cơ Tự day ấn đường rồi khẽ nói:"Thúc lặng lẽ qua đấy báo cho người trong phủ biết, bảo họ lan truyền tin đồn rằng chưa biết khi nào ta về, có lẽ khoảng một hai tháng nữa.
"Chớp mắt nàng lại gọi Tôn Phù,"Khoan đã, thúc bảo mọi người cất hết lương thực và vật trưng bày trong nhà vào hầm đi.
Nếu có người đòi ở lại trang viên chờ thì họ nhất quyết khóc lóc không đồng ý nhé.Vâng.
"Nhìn bóng dáng Tôn Phù rời đi, Cơ Tự vô cùng phiền muộn, thế gian trọng hai từ"hiếu đạo
"nhất, những người này mượn danh nghĩa là bạn của phụ thân và tổ phụ nàng, cũng có nghĩa là trưởng bối của nàng. Nếu nàng xử lý không tốt, chắc chắc sẽ mang tiếng xấu khắp vùng, rồi cũng có ngày bị người thiên hạ biết được và chỉ trích. Nghĩ ngợi một lát, Cơ Tự ra lệnh:"Chúng ta đi thôi, tìm một khách điếm nghỉ ngơi đã.Vâng."
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!