Chương 2: Bắt Cóc Và Phản Bội

Ba năm sau.

Đàm Phi lặng lẽ đặt nhành hoa Tử Mẫu lên mộ phần mẫu thân, nó châm lửa thắp lên ba cây hương rồi xì xụp khấn vái, hai hàng lệ lăn dài trên gò má nhem nhuốc. Hôm nay vừa tròn hai năm ngày mẫu thân tạ thế.

Quỳ gối trước mộ phần hồi lâu đợi cho hương cháy hết, nó từ tốn đứng dậy nhưng có vẻ vẫn còn lưu luyến vuốt ve tấm Thạch Bi.

'Lưu Thị Đào Chi Mộ'.

Dưới cảnh chiều tà, bóng dáng Đàm Phi cô độc bước ra khỏi nghĩa trang thôn Vĩnh Xuân.

Sau trận kinh biến 'Sét Hòn', Đàm Phi liệt giường đến nửa tháng mới khỏe lại. Tranh cãi về việc di cư lên kinh thành Lạc Long không có tiếng nói chung do suy nghĩ bảo thủ của Đàm Lão.

Cuối cùng, nhị ca Đàm Nghĩa và tam tỷ Thanh Mai theo gia quyến Đàm Trung lão đại lên kinh, bởi Đàm Phi còn quá nhỏ nên phải ở lại cùng cha mẹ. Tuy nhiên, Đàm Lão cũng có chút nhượng bộ, lão hứa hẹn với đám tôn tử là sau ba năm, nếu các con ổn định được kinh tế thì lão sẽ lên theo.

Thế nhưng sự đời vốn không như mong đợi, đúng là 'Thiên Lão Lộng Nhân'.

Gia quyến trưởng tử lên kinh được một năm thì vợ lão mắc bạo bệnh không qua khỏi. Cùng thời gian này, Việt Quốc lại xảy ra cuộc binh biến tranh giành quyền lực của các Vương Tử trong Hoàng Tộc, đất nước chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, các con lão trên kinh thành không thể về chịu tang thân mẫu.

Đàm Lão vì quá đau buồn nên sống một cuộc sống buông thả, lão thường lui tới kỹ viện trong Chiêu Dương Thành, ăn nằm với mấy ả Phấn Đầu (1) sắp hết thời, của cải tích trữ trong nhiều năm cũng dần hao mòn.

Đàm Phi lên tám đã phải đi kiếm củi, bắt cá đem lên Hà Dương Trấn đổi gạo, lên chín đã biết sử dụng đe búa rèn một số nông cụ đơn giản bán cho thôn dân các làng mạc quanh vùng.

Chiêu Dương Thành là thủ phủ của huyện Chiêu Dương, chung quanh thành có các tiểu trấn vệ tinh nằm rải rác và Hà Dương Trấn là một trong số đó, về mặt địa lí thì Hà Dương trấn chỉ cách thành lớn Chiêu Dương có tám dặm.

Sở dĩ trấn nhỏ mang tên Hà Dương vì ngay cạnh tiểu trấn có một con sông lớn, mỗi khi chiều tà mặt trời lặn xuống dòng sông tạo ra khung cảnh kỳ vĩ thơ mộng.

Đàm Phi lững thững đi trên sơn đạo nhỏ từ nghĩa trang về thôn. Trời đã xế chiều nhưng còn khá sớm, trước mặt nó là ngôi miếu Thành Hoàng cũ nát, dù đã vài lần đi qua miếu này nhưng chưa một lần nó bước chân vào, bởi miếu đã bị bỏ hoang khá nhiều năm.

Trong đầu Đàm Phi chợt nhớ lại những lời kể từ các vị bô lão trong thôn; Cách đây gần ngàn năm, dân chúng tại Chiêu Dương Huyện gặp phải một quái bệnh không thể chữa trị, những người mắc bệnh đều ho ra máu và dần dần không thể hô hấp dẫn đến tử vong.

Dịch bệnh lây lan với tốc độ khủng khiếp, cướp đi sinh mệnh gần một nửa dân số trong huyện. Huyện Lệnh Đại Nhân thời bấy giờ đành phải gom dân chúng nhiễm bệnh vào một trại tập trung cô lập ngoài thành, cho họ tự sinh tự diệt. May sao lúc đó có một vị Tiên Nữ trong lúc du sơn ngoạn thủy bay qua nơi này.

Thương cảm tình cảnh của dân chúng trong trại, nàng đã làm phép biến một cái ao nhỏ cạnh trại tập trung thành ao giải dược.

Những ai mắc bệnh chỉ cần uống nước trong ao ba ngày sẽ lập tức hết bệnh, kỳ lạ là đến khi toàn bộ dân chúng quanh đó tiêu trừ hết bệnh tật thì ao nhỏ cũng tự cạn nước và trở thành một vùng đầm lầy.

Để cảm tạ công đức Tiên Cô, dân chúng trong trại đã dựng lên ngôi miếu ngay cạnh đầm để thờ phụng, coi nàng là Thành Hoàng. Ly kỳ hơn nữa là những ai đã từng uống nước trong ao thì thọ nguyên sẽ kéo dài thêm khoảng một giáp, chính vì vậy mà trại tập trung sau này mang tên Vĩnh Xuân.

Tuy nhiên, truyền thuyết vẫn chỉ là truyền thuyết, không ai có thể sống quá lâu để hậu nhân có cơ hội kiểm chứng. Qua gần ngàn năm lịch sử, sự tích đó vẫn được truyền khẩu hết thế hệ này sang thế hệ khác và việc tam sao thất bản cũng là lẽ thường.

Sẵn còn mấy nén hương chưa dùng hết, Đàm Phi có chủ ý mang vào miếu thắp lên để tỏ lòng thành kính.

Từ Đường miếu hoang tạo cảm giác âm u, lạnh lẽo khiến Đàm Phi nổi gai ốc, mùi ẩm mốc xông lên ngai ngái làm hô hấp nó thấy khó khăn. Chính giữa Từ Đường là một bức tượng gỗ đang trong quá trình mục nát phân hủy, nhưng thần thái bức tượng vẫn toát lên vẻ uy nghi tinh tế.

Bức tượng miêu tả một vị Đạo Cô tóc dài như mây, thân vận đạo bào với vết sơn trắng đã bong tróc gần như không còn gì. Đầu nàng đội Liên Hoa Mão, khuôn mặt đầy đặn nhưng ngũ quan đã bị dòng thời gian tàn phá không thể hình dung.

Tượng được đặt trên một phiến lá lớn còn sót lại ít sơn màu xanh loang lổ, phải mất một lúc, Đàm Phi mới hình dung ra vị Đạo Cô đang đạp phiến thanh diệp, đằng vân giá vũ. Tổng thể bức tượng tạo ra thần thái phiêu diêu khiến người xem kính ngưỡng.

Đàm Phi châm nốt ba cây hương còn lại, cắm vào chiếc lư sứ phủ đầy bụi bặm rồi lùi lại khấn vái cầu bình an cho phụ thân và Việt Quốc chấm dứt nội chiến để gia đình nó được đoàn tụ.

- Anh bạn nhỏ thật là mộ đạo!

Bỗng có tiếng nói vo ve từ mảng tối tăm trong Từ Đường truyền đến tai Đàm Phi. Nó giật mình nổi hết da gà, căng mắt nhìn về phía khoảng tối đó.

Từ trong bóng tối đi ra một nam nhân ăn vận kỳ dị như một tên hề, khuôn mặt gã dài đến bất thường, gần giống mặt ngựa, toàn thân gã toát lên vẻ ma quái làm Đàm Phi thấy hô hấp thập phần khó khăn.

Trong đầu nó chợt hiện lên những giai thoại về đám 'Mẹ Mìn' chuyên bắt cóc trẻ em mà người lớn trong nhà hay kể; Nào là móc mắt luyện đan, cắt Thu Thạch (2) chế thuốc... vân vân. Da đầu Đàm Phi tê dại, toàn bộ thông tin về 'Mẹ Mìn' và khuôn mặt gớm ghiếc của nam nhân trước mắt khiến nó hiểu, nó đã gặp rắc rối.

Rất nhanh, nó khua tay vào lư hương trên ban thờ hất về phía nam nhân mặt ngựa, bụi bặm và tàn hương tạo nên một đám bụi dày đặc, đồng thời nó quay lại co giò chạy ra phía cửa Từ Đường, miệng la lớn:

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!