Hai mẹ con nhà họ Thịnh chuyện trò hơn nửa canh giờ, cái gì nghe hay không nên nghe Minh Lan đều nghe thấy hết. Thấy cụ mệt mỏi, Thịnh Vân dìu đi nghỉ ngơi.
Minh Lan quỳ gồi khó khăn, chầm chậm lui ra ngoài, hai chân mỏi nhừ đau nhói, lưng còng như bà già, còn phải cẩn thận kẻo người khác nhìn thấy.
Minh Lan thầm bội phục chính mình, trong tình huống như vậy mà nàng còn không quên bê vại nước đặt lại chỗ cũ, gạt cỏ dại sang hai bên, chui ra khỏi ổ chó.
Khắp người toàn là bùn, nhếch nha nhếch nhác, Minh Lan không dám về phòng mình, lén lút chạy đến chỗ Phẩm Lan, vừa lúc thấy tên phản bội vứt bỏ đồng đội kia đang đứng ngồi không yên chờ mình.
Vừa thấy mặt đã nở nụ cười lấy lòng, lấy ra bộ quần áo mới mời Minh Lan đi tắm rửa thay đồ.
Minh Lan bước đến cù cho chị ta một trận, đến lúc thở hắt ra mấy cái mới bắt đầu tắm. Lúc cởi quần áo, hai cô gái đều giật mình. Chỗ khuỷu tay sưng tấy một vùng trên làn da ngọc ngà tựa như ấn con dấu khắc hoa văn phật đường trên đá cẩm thạch.
Phẩm Lan tự mình cầm lọ cao đến xoa bóp hồi lâu, nấu canh gừng cho Minh Lan uống giữ ấm cơ thể. Dù là vậy nhưng vết thương ngày hôm sau vẫn chuyển thành vết lốm đốm màu xanh tím giống như màu viên gạch lát ở nhà xí.
Minh Lan bực bội, dùng sức véo hai gò má của Phẩm Lan. Phẩm Lan thét gào ầm ĩ nhưng rất thành thực chịu tội, mấy ngày liền đều giống con chó nhỏ lanh lợi, không ngừng nhận lỗi.
Chờ đến khi vết xanh tím trên đầu gối Minh Lan biến mất, bà bác liền tập hợp tộc trưởng, các bô lão của hai nhà Tôn Thịnh và mấy ông bà đức cao vọng trọng có giao tình xưa nay, cuối cùng mời mẹ con họ Tôn tề tựu dưới một mái nhà để giải quyết việc này.
Việc trọng đại như vậy, Phẩm Lan cớ nào chịu ngồi yên, đứng trước mặt Lý thị năn nỉ nguyên một buổi, Lý thị mới chịu cho con gái đi xem người lớn cãi nhau.
Nhưng ngược lại, bà bác chỉ nói một câu:
"Con bé không còn nhỏ nên để cho nó biết thói đời gian nan, đừng giống như đoá hoa mềm yếu sống không nổi qua đợt sóng gió."
Đạo lý sinh tồn của bà bác và con dâu không giống nhau, bà cho rằng cỏ dại mạnh mẽ hơn giống lan cảnh nhiều. Lý thị không dám cãi lời bà, liếc mắt trừng Phẩm Lan một cái rồi mặc kệ. Phẩm Lan vội vàng đến tìm Minh Lan, luôn mồm bảo
"Đi cùng đi. Đi cùng đi." Trong lòng Minh Lan thực ra cũng ngứa ngáy, nhưng trước hết vẫn bẩm báo với bà nội, không ngờ bà nội lại không ngăn cản nàng. Vì thế hai cô gái hưng phấn lén vòng qua phòng khách đến gian giữa
"Không xử chết anh ta đâu mà!"
Phẩm Lan cực kì phấn chấn.
Đến gian giữa phát hiện Thục Lan đang ngồi ở một góc, khuôn mặt tiều tuỵ như bà góa.
"Là lão phu nhân bảo chúng tôi đưa cô chủ đến." Nha hoàn bên cạnh Thục Lan khẽ nói. Minh Lan và Phẩm Lan đưa mắt nhìn nhau một cái, e là lần này bà bác muốn hạ độc dược chặt đứt triệt để ý niệm của Thục Lan.
Mẹ con họ Tôn thấy người hầu nhà họ Thịnh cung kính đến mời, nghĩ rằng họ Thịnh muốn thoả hiệp nên nghênh ngang bước đến cửa. Vừa đến đã thấy nửa phòng đầy kín người, ngồi ở phía trên kia hẳn là hai vị trưởng bối đức cao vọng trọng của hai nhà.
Nghiêng đầu lại thấy ông thông phán[
"] vùng này đã ở đây, bên cạnh còn đưa theo hai vị lục sự["] , Tôn Chí Cao dần thấy bất an.
Chỉ có Tôn mẫu vẫn không biết gì, vênh vênh váo váo chọn cái ghế dựa đầu tiên ngồi xuống.
[
"] Thông phán: vị quan trông coi giấy tờ, sổ sách ["] Lục sự: người chịu trách nghiệm ghi chép giấy tờ.
Hành lễ với mọi người xong, dượng Hồ và Trường Tùng mời ông thông phán và hai vị lục sự ra ngoài dùng trà.
Phẩm Lan cẩn thận nhìn qua khe cửa, quay lại nói nhỏ:
"May mà chi thứ ba không tới, nếu không nhất định bị bọn họ cười chê."
Qua một chén trà nhỏ, Thịnh Duy nhìn lướt qua mọi người trong sảnh chính, rồi chắp tay nói:
"Hôm nay mời các vị phụ lão đến đây chính là muốn bàn bạc về chuyện con gái tôi và con rể Tôn, việc nhà rối rắm, mong mọi người chớ chê cười."
Tôn Chí Cao thấy cách hành xử này, nghĩ thầm trong bụng họ Thịnh các người ỷ mạnh muốn điều khiển mình đây mà, mình nên ra tay trước chiếm ưu thế, bèn lạnh lùng hừ một tiếng: "Cha!
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!