Chương 20: Như Lan Bất Bình

Bốn nha hoàn này đều khoảng độ mười tuổi, có hai đứa nhỏ hơn Minh Lan, hai đứa nữa thì lớn hơn. Tên lần lượt là : Nhị Nha, Chiêu Đệ, Tiểu Hoa và Nữu Tử. Thịnh lão phu nhân cười, nhường việc đặt lại tên mấy đứa cho Minh Lan. Việc này Minh Lan đã từng có kinh nghiệm, Tiểu Đào chính là do nàng đặt tên.

Thôi thì bốn người này gọi luôn

"Mận, Vải, Sơn Trà, Nhãn" là được rồi, đều là tên của các loại rau quả.

Đang muốn nói tiếp, Đan Quất đứng bên cạnh khẽ ho một tiếng, cười bảo:

"Hai nha hoàn bên người cô Tư, tên gọi là Lộ Xung và Vân Tài. Nghe nói lấy từ trong sách ra, chả trách vừa dễ nghe lại vừa nho nhã."

Tiểu Đào đứng bên cạnh Đan Quất tỏ vẻ uất ức với tên của mình bằng ánh mắt. Thịnh lão phu nhân và Phòng ma ma cũng giễu nàng bằng vẻ cười như có như không, làm nàng một phen buồn bực. Chỉ là thơ Đường thôi mà, có ai mà không biết đâu?

Cuống quá, Minh Lan vội vàng giở tập thơ ra, hai, ba lượt mới tìm ra được một bài, Cao Thiềm được rồi, có cả cao thủ Lý Bạch nữa? Dùng thơ Lý Bạch đi! Minh Lan bừng bừng khí thế đứng ở chính giữa, chỉ vào cô gái có dáng người hơi nhỏ: Em tên là Yến Thảo. Chỉ tiếp vào cô gái mảnh mai: Em là Bích Ti.

Chỉ vào cô gái dịu dàng hay e thẹn: Em là Tần Tang. Cuối cùng cô gái dạn dĩ, nhanh nhẹn gọi là Lục Chi.

Đan Quất vẫn hay để ý, lập tức bước lên góp vui:

"Cô chủ đặt tên thật hay, vừa dễ nghe lại đẹp nữa. Mà bốn em ấy đều là màu xanh, còn em với Tiểu Đào đều màu đỏ. Cảm ơn cô chủ đã coi trọng hai đứa vụng về bọn em."

Nói xong, nó kéo theo Tiểu Đào cùng nhau hành lễ với Minh Lan. Minh Lan cũng lấy lại được chút ít tự tin. Tiểu Đào thì rất vui vẻ, bắt đầu nịnh nọt:

"Đúng vậy. Tên em và chị Đan Quất còn có thể ăn được, mấy em ấy không ăn được đâu."

Minh Lan…

Thịnh lão phu nhân liền cười nghiêng ngả trên giường, vui vẻ nhìn mấy đứa bé càn quấy. Bốn cô gái mới đền đều che miệng cười khẽ, Phòng ma ma ngồi trên ghế con mỉm cười nghĩ:

"May thay được đến chỗ cô Sáu, ở Thọ An Đường bây giờ là tốt lắm."

Thịnh lão phu nhân ngày càng thoải mái, có lẽ trong lòng thanh thản nên sức khỏe cũng tốt hơn nhiều. Thịnh Hoành hết sức vui vẻ, còn nói khi xưa muốn bà nuôi dưỡng một đứa bé là đúng, lão phu nhân còn có cả sức lực để quản lý gia sự nữa cơ đấy.

Đang lúc thay đổi một ít nhân sự trong Thịnh phủ thì Trường Bách đi xa trở về. Vì Thịnh Duy và Trường Ngô còn phải ở lại kinh thành làm việc nên Trường Bách có lý do để xin về nhà sớm, đồng hành trên thuyền trở về còn có một vị tiên sinh già gày trơ xương gọi là Trang Nho.

Từ mấy năm trước, Thịnh Hoành đã bắt đầu mời Trang tiên sinh đến phủ giảng bài, nhận học trò, trước đó đã biếu mấy xe lễ vật, hơn chục bức thư thành khẩn vời người.

Không biết sao Trang tiên sinh dạy học rất chất lượng, tiếng lành đồn xa, đám học trò đỗ đạt rất nhiều, nên việc làm ăn rất tốt, chả có lúc nào rảnh rỗi. Mấy tháng trước, Trang tiên sinh thọ 70 tuổi, tiệc rượu vui vẻ nên uống thêm mấy chén, chẳng may nhiễm phải phong hàn, nằm trên giường hơn một tháng.

Thầy thuốc đề nghị nên chuyển đến vùng có khí hậu ẩm ướt để điều dưỡng. Giang Nam thì xa quá, Đăng Châu lại vừa vặn.

Trang tiên sinh tự sờ thân mình thấy chỉ còn bộ xương cằn không được mấy lạng, nghĩ thôi thì cái mạng già này vẫn quan trọng hơn, vì thế đáp ứng lời mời của Thịnh Hoành, tiện đường đến Kinh Thành cùng về nhà với Trường Bách. Đi cùng còn có một vị sư nương tình tình hào sảng.

Con gái họ năm ngoái vừa gả đến Tấn Trung, con trai ở huyện phía Nam làm điển lại[] hay là chủ bộ[] cũng không rõ nữa.

Thịnh Hoành còn cố ý xây một sân viện phía tây phủ, mấy ngày liền tu sửa chuẩn bị cho vợ chồng Trang tiên sinh ở.

["] Điển lại, chủ bộ đều là những chức quan nhỏ ở huyện.

Người hầu đi theo cụ chỉ có hai, ba người, đồ đạc mang theo lại đến hai ba mươi rương, mỗi cái đều nặng trình trịch. Minh Lan sau khi nghe Tiểu Đào báo cáo lại, chỉ thở dài nói: Xem ra dạy học tại nhà thời cổ đại là nghề kiếm kha khá đây.

Ý định ban đầu mời Trang tiên sinh của Thịnh Hoành là chỉ dạy hai đứa lớn học hành. Nhưng từ khi được Khổng ma ma vẽ đường chỉ lối, ông ta nghĩ thầy tốt thì không nên hoài năng lực.

Vì thế liền cung kính trao đổi với Trang tiên sinh, sau đó lại tặng thêm một ít lễ vật, cho ba cô con gái cùng đứa con trai út được học cùng, xem như là học trò dự thính.

Trước ngày nhập học, Thịnh Hoành và Vương thị gọi các con đến trước mặt dặn dò. Đầu tiên là Trường Bách và Trường Phong, như thường lệ Thịnh Hoành nói về lê dân bách tính mấy đời, đoạn giữa thì điểm thêm mấy câu trung quân ái quốc, đoạn kết là làm rạng rỡ tổ tông trăm họ.

Hai cậu lớn đều cúi đầu vâng dạ.

"Học vấn của Trang tiên sinh rất cao. Mặc dù nhiều tuổi hơn cha nhưng có tiếng là người có lối tư duy nhạy bén sắc sảo, làm nghề trồng người mấy chục năm, đối với việc thi cử như thế nào hiểu rất rõ. Mấy đứa nên thường xuyên thỉnh giáo, không được lười biếng đấy!

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!