Chương 50: Phong thiện Lương Phụ Sơn (hạ)

Tháng 11 năm Thủy Hoàng thứ 2, Thủy Hoàng đế nghi trượng ra Hàm Dương, qua Hàm Cốc quan, bắt đầu lần đầu đông tuần của mình.

Sở dĩ xuất phát từ tháng 11 cũng không phải là không có nguyên nhân.

Cử hành Phong thiện mùng một tháng giêng, mà Thủy Hoàng đế lại phát ra một đạo chiếu thư kỳ lạ vào tháng mười, hủy bỏ lịch pháp vốn có, sửa tháng mười hàng năm làm đầu năm.

Nghe nói, việc phát ra chiếu lệnh này cũng không phải là xuất từ ý của Thủy Hoàng đế mà là do kiến nghị của người họ Lư nước Yến. Người này tên là Lư Sinh, không ai biết, ngay cả Thủy Hoàng đế Doanh Chính cũng tôn xưng y là Lư tiên sinh.

Có người nói, y là học trò của Tiễn Môn Tử Cao tiên nhân Yến quốc, có pháp thuật vũ hóa đăng tiên, rất được Thủy Hoàng đế kính trọng.

Tiễn Môn Tử Cao là phương sĩ thời kỳ Yến quốc Vương Cơ Bình, lúc đó đã được xưng Cao linh năm trăm tuổi, từng được Chu U Vương chính mắt thấy ông ta đi qua lửa.

Tiễn Môn Tử Cao công bố mình có một pháp thuật, chỉ cần kiên trì tu luyện, khi về già thân thể tan biến, có thể biến thành thần tiên, thăng thiên.

Tề quốc vương Điền Nhân Tề, Điền Ích Cương, Yến quốc Vương Cơ Bình đối với việc này vô cùng tin tưởng, đã đối đãi với Tiễn Môn Tử Cao và một người khác tên là Tống Vô Kỵ như khách quý. Còn làm theo như lời hai người này nói, phái ra rất nhiều người cùng Tiễn Môn Tử Cao đi tìm kiếm Tam Thần Sơn.

Nhưng Tiễn Môn Tử Cao còn chưa trở về thì những quân vương này đều... ốm chết hết.

Sau này lại truyền ra tin tức, nói Tiễn Môn Tử Cao ở hải ngoại đã vũ hóa thăng tiên, còn trên Tam Thần Sơn, dành cho người có duyên đi vào.

Nếu ai có thể tìm được Tam Thần Sơn, thì sẽ tìm được thuốc trường sinh bất lão. Lư Sinh tự sinh là học trò của Tiễn Môn Tử Cao, đương nhiên là được Thủy Hoàng tôn kính. Dựa theo lý luận ngũ hành, âm dương biến ảo, bốn mùa tương ứng mà Lư Sinh nói thì mùa đông là sự khởi đầu.

Nếu Tần quốc lấy mùa đông làm năm đầu, thì số mệnh sẽ được trường tồn.

Thủy Hoàng đế đã có tâm muốn Đại Tần quốc tồn tại thiên thu muôn đời, nên đương nhiên vô cùng tin tưởng cách nói số mệnh này.

Tuy rằng tể tướng Vương Quán, Đình úy Lý Tư, Nội sử Mông Điềm cực lực khuyên can, thế nhưng Tần Thủy Hoàng đã quyết rồi, thì ai có thể khuyên can được ông. Vừa lúc là đúng năm khởi đầu, là thời tiết đẹp vạn vật sống lại, thích hợp cử hành Phong thiện đại điển tại Thái Sơn.

Tháng mười hai, Thủy Hoàng đế lên Dịch Sơn (Đông Nam huyện Trâu Sơn Đông), mệnh Lý Tư dùng tiểu triện Tần khắc bi văn, khen ngợi công đức của mình.

Lúc khắc bi tại Dịch Sơn, Thủy Hoàng Đế bắt đầu khởi hành, cuối tháng mười hai thì đến Khúc Phụ thủ đô của Lỗ quốc, triệu tập bảy mươi hai nho sinh, cùng thương lượng Phong thiện đại điển.

Thái Sơn khó đi, dựa theo ý tứ của Thủy Hoàng Đế Doanh Chính, trực tiếp sai người mở một con đường lên núi, nhưng bảy mươi hai nho sinh đều đứng ra phản đối, đồng thời nói:

- Thời cổ, quân vương Phong Thiện đều phải dùng cành lá hương bồ bao vây bánh xe, tỏ rõ tấm lòng nhân ái, không muốn áp đất đá cây cỏ lên trên núi. Về phần tế tự đại địa, hết thảy đều sử dụng cỏ cây, biểu thị trái tim khiêm tốn với trời xanh.

Sắc mặt Thủy Hoàng Đế lập tức âm trầm xuống.

Ông là một người cực kỳ tự phụ, sao có thể nguyện ý tỏ sự khiêm tốn trước đại địa?

Thời cổ, tế thiên làm là phong, tế tự đại địa là thiện. Dựa theo ý trước đó của Thủy Hoàng Đế, xây dựng đài cao trên thái Sơn, có thể dễ dàng tiếp nhận thiên thần, sau đó lại chuyển tới Lương Phụ Sơn (Là Đông Nam Thái An, đỉnh của Thái Sơn), dọn sạch mặt đất.

Bởi vì mặt đất của Lương Phụ Sơn rất dày, đủ để tế tự đại địa. Nhưng học trò nho gia này lại không hiểu như thế, cứ kiên trì muốn Thủy Hoàng Đế phải Phong thiện theo cổ chế.

Nếu không phải vì phương định thiên hạ, cần lôi kéo nhân tâm, thì dựa theo tính tình của Thủy Hoàng Đế, sớm đã giết đám nho sinh này rồi.

Dưới sự kiên trì của các nho sinh, Thủy Hoàng Đế cuối cùng phải thỏa hiệp, nhưng trong lòng ông đã nảy sinh ấn tượng không chút tốt đẹp nào với nho sinh rồi.

Phong Thiện đại điển chính thức bắt đầu vào mùng một tháng giêng. Phong thiện điển lễ này vốn là một thủ đoạn biểu diễn quyền uy của các đế vương quý tộc, dựa theo đạo lý mà nói, Thủy Hoàng đế hẳn là nhân vật chính cho lần Phong thiện đại điển này, nhưng Thủy Hoàng Đế Doanh Chính lại không có chút nào vui vẻ.

Sau khi Phong thiện đại điển kết thúc, Doanh Chính uể oải về tới hành cung dưới chân núi Thái Sơn.

- Phụ Hoàng!

Thủy Hoàng Đế vừa ngồi xuống, một thanh niên mang theo một nữ đồng da trắng như ngọc, tuổi chừng bảy tám tuổi đi vào đại điện.

Bé gái vừa nhìn thấy Thủy Hoàng Đế, lập tức vui vẻ kêu to, giãy ra khỏi bàn tay của thiếu niên kia, hưng phấn chạy tới, nhảy vào lòng Thủy Hoàng Đế.

Thủy Hoàng Đế thường ngày nghiêm khắc, nhưng lúc thấy bé gái này thì lại rất vui vẻ, nở nụ cười hiếm thấy. Doanh Chính giang tay ôm bé gái vào lòng, bẹo má bé gái.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!