Bởi thế nên sức quyến rũ của một anh tổng giám đốc thích gì mua nấy là ở chỗ đấy đấy.
Kiều Vi nhìn Nghiêm Lỗi, cô bắt đầu cảm thấy gương mặt anh tuấn kia càng lúc càng dễ nhìn.
Vâng. Cô nói, cười híp mắt gắp thêm đồ ăn cho hai bố con.
Nghiêm Lỗi rời mắt đi, vờ như không có gì cúi đầu ăn cơm.
Nhưng làm sao mà không để ý cho được, vợ cười rạng rỡ, ánh mắt làm rung động lòng người, khiến người ta mất kiểm soát.
Sau khi cơm nước xong, hai vợ chồng ăn ý, Nghiêm Lỗi chủ động nhận rửa chén.
Nếu ở nhà khác thì làm gì có chuyện như vậy, ở đâu cũng là phụ nữ nấu cơm, rửa chén, ôm con dọn dẹp nhà cửa, lại còn phải giặt quần áo.
Nghiêm Lỗi tự thuyết phục bản thân mình:
"Nấu cơm rồi mà còn rửa chén đúng là khó chịu."
Chứ còn gì nữa. Kiều Vi nói:
"Không phải là em không làm, mà là chúng ta nên quản lý và chia sẻ việc nhà một cách hợp lí, đúng không nào."
Ba chữ đúng không nào nghe thật là mềm mại, trước đây Nghiêm Lỗi chưa từng được nghe giọng điệu như thế này.
Anh liếc nhìn Kiều Vi, cô mỉm cười nhìn anh, vừa ranh mãnh lại vừa xinh đẹp. Ánh mắt hai người chạm nhau, dường như có một cuộc đọ sức không lời diễn ra.
Kiều Vi lấy hũ trong thùng ra, cười tủm tỉm rời đi.
Nghiêm Tương đứng ngóng chờ từ sớm, thấy cô cầm hũ thì hoan hô:
"Mở hũ thôi, mở hũ thôi!"
Cậu bé đi theo Kiều Vi vào nhà bếp như một cái đuôi nhỏ.
Kiều Vi đi rồi Nghiêm Lỗi mới không nhịn được nở nụ cười, vừa cười vừa lắc đầu.
Cô ấy đúng là, không muốn làm việc nhà mà còn có thể ngụy biện được đến mức này.
Nhưng cảm giác này thật tuyệt vời, sau mấy năm kết hôn, cuối cùng Nghiêm Lỗi cũng có cảm giác được sống chung với một người bình thường.
Rửa mấy cái chén thôi ấy mà, có là gì đâu, rửa thôi. Hũ đào đông lạnh rất mát.
Chạng vạng, cả nhà cùng ngồi ngoài sân vừa nghe tiếng côn trùng kêu vừa ăn đào trong hũ, cực kỳ thoải mái dễ chịu.
Nhưng nước đường trong hũ ngọt quá, nếu ở đời sau thì Kiều Vi không bao giờ uống loại nước này, nhưng bây giờ thế giới thay đổi rồi, không thể lãng phí được.
Cô đổ nước đường ra chén, chia cho mỗi người một chén để uống.
Đừng nói là nước đường, đến bình thủy tinh cũng không được vứt đi, rửa sạch bình là có thể dùng làm cốc uống nước hoặc bình đựng đồ rồi.
Thời đại này không thể lãng phí bất cứ thứ gì, dù là thứ bản thân mình không cần nữa như quần áo cũ, giày cũ, cũng có thể đưa cho người khác.
Những bộ quần áo cũ rách nát đến mức không thể mặc nữa sẽ được thu về để tái chế thành vải bố. Vải bố khó mặc nhưng lại rất tiện, hơn nữa cũng không cần phiếu vải.
Vì thế mà vẫn có rất nhiều người chịu mua vải bố làm quần áo để mặc.
Ngay cả Kiều Vi, một người đến từ xã hội có vật phẩm phong phú cũng phải nhập gia tùy tục.
Hơn nữa vào mùa đông thì các loại đồ ăn có thể sẽ ít hơn nữa. Cô từng nghe mẹ kể rằng lúc nhỏ phải ăn cải thảo dự trữ cả một mùa đông.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!