Chương 16: (Vô Đề)

Liễu Vũ đi về lều của mình ngã đầu liền ngủ thẳng cẳng, đến khi bụng đói kêu vang mới tỉnh lại. Khi ngủ dậy, cô cảm thấy đau nhức trên đùi đã giảm hẳn, trên cơ bản không ảnh hưởng đến việc đi lại nữa.

Trước kia khi tham gia mấy trò vận động bên ngoài, cường độ còn nhẹ hơn bây giờ, nhưng khi về nhà cô phải nghỉ ngơi cả tuần mới khỏe hẳn, hiện giờ thể lực của cô tốt hơn trước kia rất nhiều.

Một con nhện độc màu sắc sặc sỡ từ tấm mành da thú treo ngoài cửa lều hiên ngang bò vào bên trong như đang đi vào chốn không người, trong đầu Liễu Vũ đột nhiên toát ra ý niệm muốn ăn, làm cô thèm đến nỗi nước miếng sắp rớt ra tới.

Cô vội vàng dời tầm mắt ra khỏi con nhện kia, tự nhủ với bản thân, cô hiện tại là Liễu Vũ, là người, không phải là thần của bộ lạc Hoa Tế mang hình dáng con sâu, nên đi ra ngoài ăn gạo, mì hoặc lương khô vừa được đưa về cùng với đống vật tư.

Cô xốc tấm chăn được may từ da thú, rời khỏi chiếc giường được trải trên đất, đi rửa mặt.

Nước dùng ở bộ lạc đều là nước suối trên núi, nhiều ký sinh trùng, cô từng đề nghị đào giếng, nhưng độ khó của việc này quá lớn. Bộ lạc thời kỳ đồ đá, chỉ có một số ít công cụ kim loại được làm từ đồng thau, mà những công cụ này đều được dùng để thờ cúng trong Thần Điện.

Ở trong bộ lạc thì chúng nó là thần khí, đem ra ngoài cũng có thể được đưa ngay vào viện bảo tàng cấp quốc gia, bên trên những món này đều có khắc văn tự cổ.

Theo như cô biết, bên trên văn vật có khắc chữ thì sẽ tính theo số lượng chữ trên đó, chữ càng nhiều càng đáng giá, mà những món thần khí này bên trên có khắc pháp quyết thi pháp của Vu tộc thời viễn cổ, chữ lớn chữ nhỏ khắc đến rậm rạp.

Lúc cô đến Thần Điện cũng chỉ dám thò lại gần xem, không dám chạm vào. Không thể đào giếng, cô lui mà cầu cái tiếp theo, ít nhất cũng có thể sử dụng nước sôi để nguội đi?

Nhưng nấu nước phải tốn củi lửa, tuy rằng trong núi khắp nơi đều là củi, nhưng cũng không thể chịu nổi từng nhà một năm bốn mùa đốt củi a, hơn 200 gia đình, chín trăm mấy chục người, số lượng sử dụng rất lớn.

Phần lớn công cụ bọn họ sử dụng là rìu đá, cầm đi chặt cây quá lao lực, bởi vậy khi đốt lửa đều dùng lá khô và cỏ dại phơi khô, củi trong núi cũng là một trong những thứ đồ vật quý giá.

Cô muốn cho bọn họ dùng than để lọc nước, nhưng vấn đề nằm ở chỗ cái lu hứng nước kia, dù làm bằng đá hay bằng gỗ thì đó cũng là cả một công trình mới làm ra được, muốn làm ra một cái lu để lọc nước, thực xa xỉ nha.

Đại tư tế tỏ vẻ, uống nước lã cũng không có gì phải sợ, ông ấy có thể đuổi trùng, ông ấy có thuốc.

Tài nguyên của bộ lạc quá mức cằn cỗi, bản thân Liễu Vũ cũng không sợ bị lây những con ký sinh trùng trong nước suối, đành phải nhập gia tùy tục dùng nước lã. Cô dùng nước lạnh để tắm, trong núi tháng ba tháng tư vẫn còn rất lạnh, cô vừa tắm vừa run bần bật.

Vì quá lạnh nên cô thật sự không muốn tắm cho lắm, nhưng leo trèo trong núi mấy ngày, tóc bết như sợi mì, trên người dơ tới nỗi dùng tay tùy tiện chà một cái cũng có thể ra một đống ghét đen thui, quần áo vừa dơ vừa rách nhìn không ra hình dạng cũ, không tắm thì có mà thúi chết.

Cô nàng ở cách vách với cô còn thảm hơn nhiều.

Liễu Vũ nghĩ tới thương tích trên người Trương Tịch Nhan, nếu dùng nước lã sẽ lại bị nhiễm trùng, không chừng còn đi luôn cái mạng nhỏ, vì thế cô kêu A Hoa đang chăm sóc cho nàng ấy đi đun chút nước sôi, để nguội tới khi không phỏng tay người thì đem vào cho Trương Tịch Nhan rửa mặt.

Còn cô thì đi tìm hành lý của Trương Tịch Nhan, tịch thu vũ khí và mấy loại thuốc viên cô xem không hiểu, chỉ lấy quần áo tắm rửa và vật dụng hằng ngày nhét lại vào balo rồi đem đưa cho Trương Tịch Nhan.

Lúc cô bước vào trong lều của Trương Tịch Nhan thì thấy cô nàng kia đã bị cởi sạch quần áo nằm trong lồng, hai mắt nhắm nghiền bất tỉnh nhân sự, tấm chăn được đan bằng da thú xếp ngay ngắn bên ngoài lồng, hai cô gái tên Hoa và Chi có nhiệm vụ chăm sóc ngồi quỳ hai bên, thật cẩn thận dùng nước đun sôi để nguội lau người cho nàng.

Tên của người dân trong bộ lạc Hoa Tế chỉ có một chữ duy nhất, trưởng bối xưng hô với vãn bối cũng chỉ có một chữ, ví dụ như cô gái có tên Khê Cốc Hoa thì tên của cô ấy là Hoa.

Nếu ngang hàng với nhau thì thêm vào trước tên một cái tôn xưng, phát âm giống như Điệp và A, cách phát âm cổ xưa này có bất đồng rất lớn với tiếng phổ thông hiện tại, nhưng ý nghĩa thì giống nhau, phiên dịch ra có nghĩa là A Bảo, A Chi, A Hoa, A Diệp.

Tên đầy đủ của bọn họ là tên của bà ngoại cộng với tên của mẹ và tên của chính họ, ví dụ như, bà ngoại tên là Khê, mẹ tên là Cốc, cô gái tên là Hoa, thì tên đầy đủ của cô gái là Khê Cốc Hoa. Tộc trưởng và tư tế cùng một thế hệ, lấy họ theo họ Lê của Vu thần, địa vị vô cùng siêu nhiên.

Liễu Vũ miễn lễ cho Khê Cốc Hoa và Cốc Mỹ Chi đang hướng cô dập đầu hành lễ, đặt balo ở phía trên lồng, dặn dò hai cô gái sau khi tắm rửa xong cho Trương Tịch Nhan thì mặc quần áo sạch sẽ vào cho nàng ấy.

Cô nhìn hai cô gái vô cùng ra sức tắm rửa cho Trương Tịch Nhan, chà lau tới nỗi làn da của Trương Tịch Nhan đỏ hết cả lên, cô chỉ đành cầm lấy xà phòng chỉ cho hai cô gái cách sử dụng.

Trên người Trương Tịch Nhan có rất nhiều vết bầm xanh tím, không biết là do lúc đánh nhau bị va đập hay là do lúc leo núi bị đụng trúng. Những vết bầm này hình thành sự đối lập vô cùng rõ ràng trên làn da trắng đến trong suốt của nàng, nhìn thấy có chút ghê người.

Trương Tịch Nhan bị thương nằm hôn mê một chỗ, lộ ra vẻ yếu ớt bất kham, làm cho Liễu Vũ thấy có chút khó chịu, cô vốn dĩ chỉ là muốn bắt cóc Trương Tịch Nhan cho hả giận, thế nhưng kết quả lại đem người ta biến thành như thế này, còn kết hạ mối thù.

Cô đi tìm đại tư tế, sai ông ấy đi làm một cái giường trúc.

Đại tư tế đi ra thế giới bên ngoài sinh sống hai năm, vì muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người trong bộ lạc nên đã đi học rất nhiều kỹ năng, lúc trước ông ấy đã biết đan giỏ và khung bằng trúc, đi ra thế giới bên ngoài nhìn thấy ghế mây và giường trúc, nên trong lòng cũng đã có cân nhắc đến việc làm ra những món gia cụ từ tre trúc này.

Không cần xét đến xấu đẹp, chỉ cần rắn chắc dùng bền là được.

Bộ lạc Hoa Tế di chuyển đến nơi này, vứt bỏ ruộng mương và đồi cây ăn quả, mất đi phần lớn nguồn cung cấp lương thực, dù cho trong núi có rau và quả dại cùng với thịt rừng, không đến mức đói chết nhưng không đủ no bụng là điều khó tránh khỏi.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!