Chương 43: Người khả nghi

Lưu Cảnh nhìn Thái Tiến đi xa rồi cẩn thận ngẫm nghĩ lời của đối phương, chẳng lẽ Thái gia định âm thầm xuống tay với mình sao?

Lưu Cảnh lắc đầu, hắn không tin Thái Mạo ngu xuẩn như vậy, dầu gì hắn cũng là quân sư của Kinh châu, sẽ không sử dụng thủ đoạn đại kỵ quan trường là ám toán như thế này, Lưu Cảnh hắn mất nhiều hơn được, hắn không tin Thái Mạo sẽ làm chuyện buôn bán lỗ vốn này.

Chẳng qua... Thái Trung loại có khả năng giấu Thái Mạo xuống tay với mình, Lưu Cảnh nhớ tới hai cái răng cửa vàng óng ánh của Thái Trung, lại nhớ tới cảnh đối phó Cam Ninh, hắn biết đối phương là người không từ thủ đoạn.

Nghĩ tới đây, Lưu Cảnh cảnh giác nhìn xung quanh, bây giờ vẫn còn là sáng sớm, trên đường hầu như không có ai, liếc mãi mới thấy một ông lão bán đồ ăn.

Ngoài ra, phía bên trái mười mấy bước có một cái đình, trong đình có một lão đạo sĩ đang nhắm mắt ngồi xếp bằng, cạnh đình còn có một con La, nhìn bộ dáng ông cụ trông rất phong trần mệt mỏi, hình như là đi đường xa tới đây.

Thấy xung quanh không có gì khả nghi, Lưu Cảnh kẹp hai chân vào bụng ngựa, chiến mã nhanh chóng rời khỏi Lưu phủ đi về phía thành đông.

Khi hắn rời đi, lão đạo sĩ ngồi ở trong đình từ từ mở mắt nhìn theo bóng lưng của Lưu Cảnh, trên miệng nở nụ cười đầy thâm ý.......

Bến đò Hán Thủy là con đường thiết yếu đi lại giữa Tương – Phàn, nối liền bờ nam sông Hán Thủy nơi có thành Tương Dương và bờ bắc Phàn thành.

Thành Tương Dương ban đầu vốn là một thành trì khống chế bến đò quân sự này, thời điểm Lưỡng Hán không có ai phát hiện ra vị trí quan trọng của nó, nhưng kể từ Lưu Biểu tới Kinh châu, dựa vào Tương Dương hiểm yếu để ngăn cản phương bắc xuôi nam, địa vị của nó mới dần được mọi người chú ý.

Ở trong lịch sử Trung Quốc, khi nam bắc hình thành hai chính quyền khác nhau, Tương

- Phàn lúc nào cũng bị đẩy vào chiến hỏa, cho dù là tam quốc, Nam Bắc triều, Tống – Kim hay Tống

- Nguyên.

Trần Lượng thời Tống (1) từng nói:

'Tương

- Phàn đông thông Ngô Hội, tây liền Ba Thục, nam giáp Hồ Tương, bắc khống Quan Lạc, có co có dãn, phòng thủ hay tấn công đều được.'

(1) Trần Lượng (1143 - 1194), người huyện Vĩnh Khang, châu Lộ Vụ, Lưỡng Chiết thời Nam Tống (nay là thành phố Vĩnh Khang, khu Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang), tên chữ là Đồng Phủ, hiệu là Long Xuyên tiên sinh, là chính trị gia, nhà triết học thời Nam Tống.

Câu nói này đã lột tả được toàn bộ vị trí địa lý trọng yếu của Tương

- Phàn, đây cũng là nguyên nhân chúng liên tiếp bị chìm trong chiến hỏa.

Tương

- Phàn tuy là một thể, nhưng nơi Lưu Cảnh ở là nơi dành cho quan phủ và gia đình quan viên, những người quyền cao chức trọng ở Tương Dương trú ngụ, văn hóa lễ nghĩa thì nhiều nhưng buôn bán không phát đạt.

Mà bờ bắc Phàn thành mới là nơi tập trung của hàng hóa Kinh châu, là nơi thương nhân tụ tập, buôn bán phát đạt, các loại cửa hàng, quán rượu, lữ xá, thanh lâu, sòng bạc… đều có, mỗi ngày người qua lại như nước thủy triều, náo nhiệt vô cùng.

Mà giữa hai bờ sông lúc nào cũng có đò ngang qua lại, ngày đêm không ngừng.

Không biết vì nguyên nhân gì mà phủ Trấn Nam tướng quân của Lưu Biểu lại ở thành tây, nhìn ra phía đông, ở giữa có một con đường lớn Tương Miện chạy dọc thành, đây cũng là đặc điểm của thành Tương Dương, dài nhưng hẹp hai bên.

Gia trạch của Lưu Biểu nằm ở vị trí giữa hai bên nam bắc, khu vực này toàn là nơi tập trung của quan lại, nơi nào cũng thấy binh lính tuần tra, phòng bị vô cùng nghiêm ngặt.

Phóng ngựa chạy dọc theo con đường rẽ vào Lưu phủ, Lưu Cảnh liền đi tới đường lớn Tương Miện. Con đường này rộng năm mươi bước, ở giữa có hai hàng cây rậm rạp, giữa hai hàng cây lại có một con đường gọi là Quan Hiền đạo, chỉ dành riêng cho quan viên và danh vọng sĩ tộc đi lại.

Hên hàng cây là hai con đường dành cho dân chúng phổ thông, bên trái là đường vào, bên phải là đường ra, ngày nay gọi là đường một chiều.

Có thể nói đây là một trật tự quyền lực, dưới sự áp chế của quyền lực, người đi đường phải đi đúng đường của mình, nếu xảy ra chuyện dân đi đường quan, hoặc là quan dân đi lại lung tung, vậy thì nó tượng trưng cho ý nghĩa thành Tương Dương bắt đầu hỗn loạn, thậm chí Lưu Biểu đã mất đi quyền khống chế Kinh châu.

Hai bên đường dành cho dân chúng đã có khá nhiều người đi lại, lui tới rất là náo nhiệt, mà trên đường Quan Hiền lại rất ít người, mặc dù đã là mùa đông nhưng vẫn chưa có tuyết rơi, hàng cây hai bên vẫn xanh ngắt.

Lưu Cảnh phóng ngựa trên đường Quan Hiền, chiến mã bốn vó tung bay, một cái bóng trắng lao vun vút, Lưu Cảnh nằm rạp người ở trên chiến mã, gió hai bên thổi vù vù, chốc lát sau chiến mã đã tới cửa đông, sau đó lao như bay trên đồng bằng, tâm lý kích thích khiến Lưu Cảnh muốn gào to.......

Hai canh giờ rưỡi sau, Lưu Cảnh mới quay trở về Tương Dương, mặc dù mồ hôi đầm đìa nhưng tinh thần của người và ngựa vô cùng phấn chấn.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.info.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!